Vượt lên bệnh tật để sáng tạo
Lao Động số 224 Ngày 29/09/2008 Cập nhật: 10:02 PM, 28/09/2008
(LĐ) - Trong 10 cá nhân được nhận Giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ của Tổng LĐLĐVN vào tháng 10 tới, có một cô giáo đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày say mê với những phần mềm bổ ích cho học sinh.
Cô tâm niệm: Còn sống được ngày nào, làm được điều gì tốt nhất cho học trò thì còn cố gắng.Phải chịu cuộc phẫu thuật đầu tiên vào năm 2003, nhưng đến tháng 3.2006, cô giáo Hồng Hà - Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) mới phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo. Đây cũng chính là thời điểm cô bắt đầu đi vào nghiên cứu phần mềm ứng dụng trong việc dạy học môn toán lớp 9. Thời gian đó phần mềm Sketchpad chưa được ứng dụng nhiều tại VN trong khi đã được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển, cô phải nhờ con trai đang học tại Canada mua giúp.Rồi cô vừa tự mày mò đi học vi tính, nhờ học sinh dịch hộ những câu lệnh bằng tiếng Anh, cô hoàn thiện dần sản phẩm "Ứng dụng của Sketchpad trong dạy và học toán lớp 9". Từ khi có sản phẩm này, học sinh của cô không còn phải học "chay", các bài giảng được mô tả bằng hình ảnh trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn, nhất là các dạng bài toán khó như quỹ tích, cung chứa góc... Thú vị hơn nữa là với phần mềm này, học sinh cùng tham gia vào việc làm bài tập với giáo viên. Không chỉ dừng lại ở đó, Sketchpad được cô cải tiến dần, trở thành một sản phẩm đồ dùng dạy học hoàn thiện.Với sản phẩm này, cô đoạt sáng kiến kinh nghiệm loại A cấp thành phố năm học 2005 - 2006, giải khuyến khích "Giáo viên sáng tạo" của Microsoft, đoạt giải xuất sắc và nhận bằng khen của Bộ GDĐT trong cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm năm 2007.Vừa điều trị bệnh, vừa làm công tác giảng dạy, cô vẫn liên tục cho ra đời những sản phẩm mới. Sau thành công của ứng dụng Sketchpad, cùng với sự trợ giúp của một kỹ sư công nghệ thông tin, cô đem vào ứng dụng sản phẩm "Sổ chủ nhiệm". Với sản phẩm này, cô có thể quản lý học sinh một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.Vượt lên bệnh tật của mình, vào các buổi tối cô tiếp tục theo học lớp phần mềm Flash tại Trung tâm BT và Autoplay tại nhà thạc sĩ Dương Mạnh Hùng. Tháng 3.2008, sản phẩm "Thư viện hình học lớp 7" ra đời. Với sản phẩm này, cô vừa nhận giải nhất toàn quốc tại cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm, vừa đoạt giải lần thứ 2 của Microsoft "Giáo viên sáng tạo", đoạt sáng kiến kinh nghiệm loại A cấp thành phố năm học 2007 - 2008.Phần mềm "Ứng dụng của Sketchpad trong dạy và học toán lớp 9" và "Thư viện hình học lớp 7" của cô đã được phổ biến cho các giáo viên khác trong trường, giáo viên ở các tỉnh xa cùng sử dụng. Cô đã được nhận bằng khen sáng kiến sáng tạo của LĐLĐ TP.Hà Nội, bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐVN, bằng khen của UBND TP.Hà Nội.Cô tâm sự: "Chỉ còn 2 năm nữa tôi về hưu, sức khoẻ thì hạn chế. Khi người ta không còn sức khoẻ thì mọi cái đều vô nghĩa. Nhưng tôi đã lấy niềm vui là học trò để sống sao cho có ích nhất. Trong tôi lúc nào cũng tâm niệm: Trong cuộc đời, điều quan trọng không phải là vinh quang mà là sự nỗ lực".
Đức Hạnh
...được sáng lập bởi nhà nho Đỗ Văn Phong ,thành viên Đông Kinh Nghĩa Thục, bị thực dân đày biệt xứ tại Guyane Nam Mỹ,sau vượt ngục về nước hoạt động tại Bạc Liêu Nam Bộ !
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008
Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008
Viếng chị Tráng
Hôm vừa rồi,Đỗ thái Bình và Đỗ Bắc Ninh cùng Đỗ thị Sửu đã tới viếng chị Tráng.Chị tên là Đồng thị Gạc đã mất ngày 6 tháng 2 năm 2008,tức ngày 30 tháng Chạp âm lịch,thọ 87 tuổi.Hiện được an táng tại nghĩa trang Văn Cao.Địa chỉ gia đình chị Tráng hiện nay :Tổ 5 cụm 10 Nam Phát 1 .Đằng Giang Hải Phòng .Như ta đã biết,anh chị Tráng có các con :Toàn,Đương,Thuấn (đã mất năm 1999),Lượng (mất năm 1967),Văn ,Viên.Hiện nay cuộc sống tạm đủ.Cháu Diệu con của Toàn làm kỹ sư điện tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu.Vậy thông qua bản tin này,những ai quan tâm tới Trại Mai Lĩnh Hải Phòng biết được người giúp việc trung thành cuối cùng của Trại đã ra đi .Trong cải tạo năm 1960,cũng may là Trại không còn trong danh sách để “Đội”truy đuổi.Không có cảnh anh Tráng gầy gò và hiền lành phải đứng lên tố khổ ông Ngọc kính cận dầy hết cỡ ,vừa mổ dạ dầy ,về những tội hành hạ giai cấp nông dân và công nhân!
Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2008
Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2008
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008
thế là chau Giang đã nhập học!

Những hình ảnh đầu tiên:cháu Giang cùng lũ bạn quốc tế !!
Thế là cháu Giang đã vào trường và bắt đầu năm học mới.Những bức thư này có thể xem chung để mừng cho cháu.Cháu viết bằng ngôn ngữ @!
Gui ca nha,
Hom nay con da co mot sinh nhat rat tuyet voi. Luc con dang viet thu nay la 11h dem ngay 2/9 o My. Luc con dang hoc bai thi nghe tieng hat chuc mung sinh nhat. Tat ca ban be va nguoi quan ly ky tuc xa cua con dang dung o cua hat chuc mung sinh nhat va bung cho con mot cai banh ga to vs 15 ngon nen. Moi nguoi noi rang hom nay theo gio Vietnam la sinh nhat con va con se co mot cai banh gato nua vao ngay mai theo gio My. COn thuc su thay rat vui. Du moi sang nhung that su con da coi VVS la ngoi nha thu hai. Thay co giao rat tuyet voi. May hom nay con di hoc rat thich. Con dang hoan thanh san pham gom cua minh vao ngay mai va con dang tap yoga va di bo leo nui. Con tap vs dan nhac giao huong cua truong 2 lan mot tuan. An uong thoai mai, hoc hanh thi dc quan ly rat chat. Bon con phai di diem danh vao 10h toi tat ca cac ngay va trong gio lam bai tap ve nha phai o trong phong. Khi hau o day cung rat thich. Sang mat va chieu thi nang. Dao nay ban qua nen con chua gui anh duoc. Hinh nhu con quen mang day cam may anh vao may tinh rui. Bay h la 11 ruoi rui. Con bao h cung la dua di ngu muon nhat phong nay. Chao ca nha nhe-- GIang JIll NGuyenVerde Valley School '113511 Verde Valley School Road, Sedona, AZ 86351 United Stateshoney.giang@gmail.comJillN@vvsmail.org
Còn đây là thư mẹ cháu:
Em gửi cho anh cả địa chỉ của trường cháu Giang . Cháu G học chương trình IB (tú tài quốc tế) nên tương đối nặng. Mỗi tuần hai lần cháu tập đàn Piano cùng dàn nhạc giao hưởng của trường, ngoài học ra còn tập yoga, leo núi, thành phố cháu là Sedona.Trường quản lý rất chặt, tối nào cũng phải điểm danh lúc 22h, chủ nhật trường chở đi mua sắm. CHáu ở cùng với một cô bé người Hàn quốc, đã có thời gian cháu tự học tiếng Hàn, bây giờ có điều kiện lại rất bận.Thoát được giáo dục VN em mừng quá, là giáo viên em càng hiểu giáo dục VN là như thế nào. Không biết tiếng Anh nên không tìm hiểu được trường của cháu. Thấy cháu Dũng bảo giáo viên của trường còn hơn nhiều trường đại học của VN. Trường này tốn nhiều tiền lắm 38 300USD/năm ( Cháu được 36000USD/năm), mỗi năm lại được đi thực tế 1 nước. Cháu G chọn tiếng Tây ban nha nên có thể tháng 11 tới cháu đi MexicoChúc anh khỏeEm Hồng Hà Địa chỉ web trường Giang http://www.vvsaz.org/?id=154 Địa chỉ Sedona.http://mfo.mquiz.net/News/?function=NEF&tab=An-mac-choi&file=27747
Thế là cháu Giang đã vào trường và bắt đầu năm học mới.Những bức thư này có thể xem chung để mừng cho cháu.Cháu viết bằng ngôn ngữ @!
Gui ca nha,
Hom nay con da co mot sinh nhat rat tuyet voi. Luc con dang viet thu nay la 11h dem ngay 2/9 o My. Luc con dang hoc bai thi nghe tieng hat chuc mung sinh nhat. Tat ca ban be va nguoi quan ly ky tuc xa cua con dang dung o cua hat chuc mung sinh nhat va bung cho con mot cai banh ga to vs 15 ngon nen. Moi nguoi noi rang hom nay theo gio Vietnam la sinh nhat con va con se co mot cai banh gato nua vao ngay mai theo gio My. COn thuc su thay rat vui. Du moi sang nhung that su con da coi VVS la ngoi nha thu hai. Thay co giao rat tuyet voi. May hom nay con di hoc rat thich. Con dang hoan thanh san pham gom cua minh vao ngay mai va con dang tap yoga va di bo leo nui. Con tap vs dan nhac giao huong cua truong 2 lan mot tuan. An uong thoai mai, hoc hanh thi dc quan ly rat chat. Bon con phai di diem danh vao 10h toi tat ca cac ngay va trong gio lam bai tap ve nha phai o trong phong. Khi hau o day cung rat thich. Sang mat va chieu thi nang. Dao nay ban qua nen con chua gui anh duoc. Hinh nhu con quen mang day cam may anh vao may tinh rui. Bay h la 11 ruoi rui. Con bao h cung la dua di ngu muon nhat phong nay. Chao ca nha nhe-- GIang JIll NGuyenVerde Valley School '113511 Verde Valley School Road, Sedona, AZ 86351 United Stateshoney.giang@gmail.comJillN@vvsmail.org
Còn đây là thư mẹ cháu:
Em gửi cho anh cả địa chỉ của trường cháu Giang . Cháu G học chương trình IB (tú tài quốc tế) nên tương đối nặng. Mỗi tuần hai lần cháu tập đàn Piano cùng dàn nhạc giao hưởng của trường, ngoài học ra còn tập yoga, leo núi, thành phố cháu là Sedona.Trường quản lý rất chặt, tối nào cũng phải điểm danh lúc 22h, chủ nhật trường chở đi mua sắm. CHáu ở cùng với một cô bé người Hàn quốc, đã có thời gian cháu tự học tiếng Hàn, bây giờ có điều kiện lại rất bận.Thoát được giáo dục VN em mừng quá, là giáo viên em càng hiểu giáo dục VN là như thế nào. Không biết tiếng Anh nên không tìm hiểu được trường của cháu. Thấy cháu Dũng bảo giáo viên của trường còn hơn nhiều trường đại học của VN. Trường này tốn nhiều tiền lắm 38 300USD/năm ( Cháu được 36000USD/năm), mỗi năm lại được đi thực tế 1 nước. Cháu G chọn tiếng Tây ban nha nên có thể tháng 11 tới cháu đi MexicoChúc anh khỏeEm Hồng Hà Địa chỉ web trường Giang http://www.vvsaz.org/?id=154 Địa chỉ Sedona.http://mfo.mquiz.net/News/?function=NEF&tab=An-mac-choi&file=27747
Du lịch Mỹ nhớ tới Mai Lĩnh
Bài của Tô Minh Nguyệt trên TT (09/09/08) - Đi Mỹ vào mùa hè năm nay tôi hoàn toàn tự do và chủ động. Thích đâu thì đi. Đi để chiêm nghiệm, tìm tòi. Đi để suy ngẫm…Hành trang của tôi là tuổi 60 chất đầy quá khứ miên man, hào hùng của một tuổi trẻ chiến tranh, của miền Bắc nhọc nhằn, của một Hà Nội chiến thắng B52 mùa giáng sinh bom đạn, thành phố hòa bình. Trong balô tôi có hình chú em trai, lính của tiểu đoàn Thăng Long, nay nằm lại chân núi Ngự Bình, Huế.
Balô tôi cũng có hình diễn viên Jane Fonda sang Hà Nội năm 1972 với dòng bút tích “Hẹn gặp lại trong hòa bình’’. Jane Fonda đã xuống hầm phố Hàng Chuối cùng tôi khi bom rơi. Câu nói của Jane tôi vẫn còn nhớ: “Bom đang rơi ở VN nhưng bi kịch lại xảy ra ở Mỹ”. Người con trai của Jane tên Trỗi (Jane lấy tên liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đặt cho con). Hòa bình đã sang tuổi 33. Thế giới và con người đã đổi thay. Ở Mỹ, đi trên đất Mỹ mà trong tôi luôn vang vọng những bài hát tuổi trẻ, đầy vơi kỷ niệm một thời.
Đau thương mà oai hùng
Tôi đã vào trường đại học kỹ thuật nổi tiếng nhất của Mỹ - MIT, tưởng như có người em trai đã khuất cùng đi. MIT ngoảnh mặt ra một dòng sông thấp thoáng những cánh buồm trắng. MIT là một trong những đại học nổi tiếng của Boston, thành phố sinh viên. Ở đây tôi bỗng sững sờ khi nhìn thấy những dòng chữ lớn ghi tên tuổi những “sinh viên tử trận ở VN” trên chỗ trang trọng nhất, ngay lối vào trường. Vậy là không phải chỉ có bức tường đá ở thủ đô Washington ghi tên 58.000 lính Mỹ tử trận ở VN. Một cô SV VN du học đi thăm về đã xúc động viết bài luận: “Nếu ở nước tôi, bức tường như thế này phải dài mấy cây số”. Bài viết được đọc dưới cờ và cả thầy cô, cả bè bạn Mỹ đã khóc.
Không phải chỉ ở bờ Đông nước Mỹ, sang bờ Tây, ở Seattle, thủ phủ của máy bay và máy tính, tôi thật ngạc nhiên và xúc động khi thăm Bảo tàng Undersea. Ở đây có cả một khu trưng bày về VN và Hải Phòng. Mô hình đất nước VN mỏng manh hình chữ S dày đặc bom đạn và thủy lôi với những lời chú thích của người Mỹ: “330.000 thủy lôi đã thả xuống các luồng lạch VN...”. Tôi chảy nước mắt, tần ngần mãi bên trái thủy lôi sống, bên hình chữ S mảnh mai.
Ở thành phố biển San Diego bang Cali, vào thăm Bảo tàng Midway tôi thật sự nghẹn ngào trước sự hoành tráng, tối tân, giàu có của quân đội Mỹ. Midway là tên của tàu sân bay to như sân vận động này từng là căn cứ nổi để hàng trăm máy bay cất cánh giội bom miền Bắc VN, nay là bảo tàng để khách thập phương đến thăm. Vé vào cửa 13 USD. Bảo tàng trưng bày mọi kỹ thuật tối tân, tổ chức sống hiện đại: cung ứng 2.500 suất bittêt cùng lúc. Quần áo có người giặt ủi, nước trái cây, sôcôla... và cả bùa hộ mạng cho lính Mỹ ra trận. Tầng trên cùng la liệt máy bay. Dấu ấn VN hiển hiện trên những “thần sấm”, “con ma” cài đầy bom, cài luôn dòng chữ “loại máy bay này đã ném bom ở Bắc VN 1966, 1967...”. Cả những máy bay vận tải hiện đại. Chỗ này chỗ kia toàn dính tới VN. Bảo tàng còn ghi họ tên những phi công mất tích khi đọ sức với MIG-21 VN. Trong rất nhiều thư viện, trong nhiều trường đại học của Mỹ, sách viết về VN rất nhiều. Hình như dấu ấn VN đã gắn liền với lịch sử nước Mỹ…
Tự hào VN
Tôi cũng tới quận Cam. Ăn chè bà ba, mua bánh mì Cali, vào Phúc Lộc Thọ ăn món ăn thuần Việt, ở Sài Gòn “be bé”, nghe chửi nghe than. Nghe nhiều lời thì thầm: “Lo mà làm ăn. Họ đã bắt tay nhau rồi”. Trước mặt làm ra vẻ căng nhưng đằng sau vẫn hỏi chuyện làm ăn quê nhà, vẫn mua vé trên mạng để về Nha Trang xem hoa hậu hoàn vũ... Và ngay ở Mỹ, hàng VN vào các chợ VN, hàng VN vào các siêu thị Mỹ hầu như từ Sài Gòn “be bé” mà đi. Từ đáy lòng, người VN vẫn mong cho người VN no ấm, đất nước phát đạt, bình yên.
Ở Mỹ, khi đến thăm Bảo tàng vũ trụ tại Washington DC, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc cùng những lá cờ của 13 nước khác đã có người bay vào vũ trụ treo trang trọng ngay lối đi lớn của bảo tàng. Tôi cứ đứng ở đấy thật lâu, chụp rất nhiều hình, tưởng như mình cùng anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.
Balô tôi cũng có hình diễn viên Jane Fonda sang Hà Nội năm 1972 với dòng bút tích “Hẹn gặp lại trong hòa bình’’. Jane Fonda đã xuống hầm phố Hàng Chuối cùng tôi khi bom rơi. Câu nói của Jane tôi vẫn còn nhớ: “Bom đang rơi ở VN nhưng bi kịch lại xảy ra ở Mỹ”. Người con trai của Jane tên Trỗi (Jane lấy tên liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đặt cho con). Hòa bình đã sang tuổi 33. Thế giới và con người đã đổi thay. Ở Mỹ, đi trên đất Mỹ mà trong tôi luôn vang vọng những bài hát tuổi trẻ, đầy vơi kỷ niệm một thời.
Đau thương mà oai hùng
Tôi đã vào trường đại học kỹ thuật nổi tiếng nhất của Mỹ - MIT, tưởng như có người em trai đã khuất cùng đi. MIT ngoảnh mặt ra một dòng sông thấp thoáng những cánh buồm trắng. MIT là một trong những đại học nổi tiếng của Boston, thành phố sinh viên. Ở đây tôi bỗng sững sờ khi nhìn thấy những dòng chữ lớn ghi tên tuổi những “sinh viên tử trận ở VN” trên chỗ trang trọng nhất, ngay lối vào trường. Vậy là không phải chỉ có bức tường đá ở thủ đô Washington ghi tên 58.000 lính Mỹ tử trận ở VN. Một cô SV VN du học đi thăm về đã xúc động viết bài luận: “Nếu ở nước tôi, bức tường như thế này phải dài mấy cây số”. Bài viết được đọc dưới cờ và cả thầy cô, cả bè bạn Mỹ đã khóc.
Không phải chỉ ở bờ Đông nước Mỹ, sang bờ Tây, ở Seattle, thủ phủ của máy bay và máy tính, tôi thật ngạc nhiên và xúc động khi thăm Bảo tàng Undersea. Ở đây có cả một khu trưng bày về VN và Hải Phòng. Mô hình đất nước VN mỏng manh hình chữ S dày đặc bom đạn và thủy lôi với những lời chú thích của người Mỹ: “330.000 thủy lôi đã thả xuống các luồng lạch VN...”. Tôi chảy nước mắt, tần ngần mãi bên trái thủy lôi sống, bên hình chữ S mảnh mai.
Ở thành phố biển San Diego bang Cali, vào thăm Bảo tàng Midway tôi thật sự nghẹn ngào trước sự hoành tráng, tối tân, giàu có của quân đội Mỹ. Midway là tên của tàu sân bay to như sân vận động này từng là căn cứ nổi để hàng trăm máy bay cất cánh giội bom miền Bắc VN, nay là bảo tàng để khách thập phương đến thăm. Vé vào cửa 13 USD. Bảo tàng trưng bày mọi kỹ thuật tối tân, tổ chức sống hiện đại: cung ứng 2.500 suất bittêt cùng lúc. Quần áo có người giặt ủi, nước trái cây, sôcôla... và cả bùa hộ mạng cho lính Mỹ ra trận. Tầng trên cùng la liệt máy bay. Dấu ấn VN hiển hiện trên những “thần sấm”, “con ma” cài đầy bom, cài luôn dòng chữ “loại máy bay này đã ném bom ở Bắc VN 1966, 1967...”. Cả những máy bay vận tải hiện đại. Chỗ này chỗ kia toàn dính tới VN. Bảo tàng còn ghi họ tên những phi công mất tích khi đọ sức với MIG-21 VN. Trong rất nhiều thư viện, trong nhiều trường đại học của Mỹ, sách viết về VN rất nhiều. Hình như dấu ấn VN đã gắn liền với lịch sử nước Mỹ…
Tự hào VN
Ông anh trưởng họ ở hải ngoại của tôi là đại tá chế độ cũ. Anh bồi hồi cho xem.Những lính Mỹ từng tham chiến ở VN, những người bạn Mỹ mà tôi gặp ở nước Mỹ hôm nay cũng tròm trèm 60-70. Họ đã trở lại VN nhiều lần. Họ thành thật vui mừng thấy VN đổi mới. Frank là thủy quân lục chiến đóng ở Cần Thơ. Trở về Mỹ anh chọn nghề bè cứu sinh để sinh sống. Trong nhà Frank đầy tranh ảnh: thiếu nữ mặc áo dài, chợ Bến Thành, sông Hương, chùa Một Cột… Anh cùng vợ sang VN năm lần. Vợ anh kể: “Frank rất mê món ăn VN. Phở bò, bún chả và cả thịt chó nữa”. Anh có ba cuốn album lớn ghi hình người VN và cảnh những nơi anh qua... Năm 1997, Frank sang VN để giúp những người yêu biển ở TP.HCM và Đà Nẵng nâng cao nghề cứu sinh. Anh thổ lộ rằng tuổi 20 anh để lại VN, để lại cả mối tình với một cô gái Việt ở Cần Thơ. Anh đi tìm mà vẫn bặt tin.
cuốn nhật ký lần đầu khi anh về thăm quê hương. Anh không về miền Nam ngay mà về
Hà Nội trước. Anh đã về thăm lại Trường Chu Văn An xưa cũ, phố Hàng Gai cổ, nhà
thờ Mai Lĩnh, nơi ông nội anh cũng từ đây, theo phong trào Đông Kinh nghĩa
thục, bị tù đày và nằm lại dải đất miền Nam đất nước. Lịch sử nhiều gia đình ở
VN như tiểu thuyết, gia đình tôi chỉ là thí dụ
Tôi cũng tới quận Cam. Ăn chè bà ba, mua bánh mì Cali, vào Phúc Lộc Thọ ăn món ăn thuần Việt, ở Sài Gòn “be bé”, nghe chửi nghe than. Nghe nhiều lời thì thầm: “Lo mà làm ăn. Họ đã bắt tay nhau rồi”. Trước mặt làm ra vẻ căng nhưng đằng sau vẫn hỏi chuyện làm ăn quê nhà, vẫn mua vé trên mạng để về Nha Trang xem hoa hậu hoàn vũ... Và ngay ở Mỹ, hàng VN vào các chợ VN, hàng VN vào các siêu thị Mỹ hầu như từ Sài Gòn “be bé” mà đi. Từ đáy lòng, người VN vẫn mong cho người VN no ấm, đất nước phát đạt, bình yên.
Ở Mỹ, khi đến thăm Bảo tàng vũ trụ tại Washington DC, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc cùng những lá cờ của 13 nước khác đã có người bay vào vũ trụ treo trang trọng ngay lối đi lớn của bảo tàng. Tôi cứ đứng ở đấy thật lâu, chụp rất nhiều hình, tưởng như mình cùng anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.
Dòng sông uốn khúc



Dòng sông uốn khúc!
Trong các hồi ký về đại gia đình ta ,”dòng sông uốn khúc” của Đỗ Ngọc Ngại có lẽ phải liệt vào loại áng văn cổ điển.Trong dịp cháu Nguyễn Đỗ Hà Giang (ML VII/11/2 –tạm dùng ký hiệu xếp đặt trong họ tức là Giang là con thứ hai(2) của người con gái thứ mười một (11) của ông Mai Lĩnh thứ bảy (VII) ) về thắp hương Nhà Từ đường trước khi bay đi Arizona du học,như một hành động nhắc nhở nhớ tới cội nguồn,cũng như trước đó cháu đã cùng bố mẹ và họ hàng thắp hương tại Xá Lợi Phật Đài Sài Gòn cho cụ tổ Đỗ Văn Phong và các ông Mai (ML VI),ông Thụ (MLI/1) và anh Dật (MLI/1/3) ,thắp hương cho ông ngoại cháu (MLVII) tại chùa Vĩnh Nghiêm và ông nội tại Bắc Giang,tôi muốn về Từ Đường cùng cháu ,đọc lại cho cháu nghe Dòng sông uốn khúc,nhưng không kịp.Ta thử nghe lại một đoạn:
”Thế là nhà Mai Lĩnh,đại diện là ông Tư Lân ,chỉ được hưởng hòa bình có ba tháng trời,anh em kẻ Bắc người Nam,nay lại phải tội ”địa chủ cường hào gian ác”.Ôi cái oan trái,cay đắng của ông Tư Lân bây giờ đem ra mà cân đong đó đếm làm sao cho hết được!
Ông Tư Lân một người dân lương thiện ,không một lần tham gia chính quyền cũ,ăn ở rất tốt với dân làng nay bị quy là địa chủ bóc lột,có tội với dân thật là khủng khiếp.Ông bị người ta bắt trói tay,cùm chân,đóng ”hàm thiếc”rồi nhốt vào xó tối!”
Tác giả lúc đó còn nhỏ ,chưa biết cái cùm và cái hàm thiếc ra sao,trên trang này tôi sẽ đính kèm hình các đồng chí của Đỗ Văn Phong bị thực dân Pháp cùm cũng bằng ”công nghệ ” như vậy,có gì lạ,chỉ có khác đây là ”quân ta” đánh ”quân mình”.Và xin đính kèm toàn bộ bài viết của ĐNNgại mà sắp tới,tôi sẽ về quê,phỏng vấn anh và đưa lên đây một video clip.
Giang ơi ! bây giờ cháu đang chơi piano cùng dàn nhạc giao hưởng của trường tại Arizona xa xôi.Như một dòng suối nhỏ,nay đã ra biển hòa cùng đại dương bao la của nhân loại.Dịp nào về quê,bác cháu ta sẽ làm như bác Ngại,đi dọc sông Cà Lồ nhỏ bé như tác giả đã viết để kết luận :
Chiều hôm ấy,một ngày cuối đông,tôi còn đi ngắm lại trang trại Mai Lĩnh cũ rồi Ngôi Từ Đường Mai Lĩnh mới mà cũ.từ phía Tây lên phía Bắc sang phía Đông ,lại bắt gập con sông Cà Lồ bốn mùa nước mải miết chảy về xuôi,tôi vô tình nhìn theo dòng sông ,”một đoạn sông chưa đầy cây số mà ba lần uốn khúc”,mặt sông khói sóng,gợi buồn cho ai!
Trong các hồi ký về đại gia đình ta ,”dòng sông uốn khúc” của Đỗ Ngọc Ngại có lẽ phải liệt vào loại áng văn cổ điển.Trong dịp cháu Nguyễn Đỗ Hà Giang (ML VII/11/2 –tạm dùng ký hiệu xếp đặt trong họ tức là Giang là con thứ hai(2) của người con gái thứ mười một (11) của ông Mai Lĩnh thứ bảy (VII) ) về thắp hương Nhà Từ đường trước khi bay đi Arizona du học,như một hành động nhắc nhở nhớ tới cội nguồn,cũng như trước đó cháu đã cùng bố mẹ và họ hàng thắp hương tại Xá Lợi Phật Đài Sài Gòn cho cụ tổ Đỗ Văn Phong và các ông Mai (ML VI),ông Thụ (MLI/1) và anh Dật (MLI/1/3) ,thắp hương cho ông ngoại cháu (MLVII) tại chùa Vĩnh Nghiêm và ông nội tại Bắc Giang,tôi muốn về Từ Đường cùng cháu ,đọc lại cho cháu nghe Dòng sông uốn khúc,nhưng không kịp.Ta thử nghe lại một đoạn:
”Thế là nhà Mai Lĩnh,đại diện là ông Tư Lân ,chỉ được hưởng hòa bình có ba tháng trời,anh em kẻ Bắc người Nam,nay lại phải tội ”địa chủ cường hào gian ác”.Ôi cái oan trái,cay đắng của ông Tư Lân bây giờ đem ra mà cân đong đó đếm làm sao cho hết được!
Ông Tư Lân một người dân lương thiện ,không một lần tham gia chính quyền cũ,ăn ở rất tốt với dân làng nay bị quy là địa chủ bóc lột,có tội với dân thật là khủng khiếp.Ông bị người ta bắt trói tay,cùm chân,đóng ”hàm thiếc”rồi nhốt vào xó tối!”
Tác giả lúc đó còn nhỏ ,chưa biết cái cùm và cái hàm thiếc ra sao,trên trang này tôi sẽ đính kèm hình các đồng chí của Đỗ Văn Phong bị thực dân Pháp cùm cũng bằng ”công nghệ ” như vậy,có gì lạ,chỉ có khác đây là ”quân ta” đánh ”quân mình”.Và xin đính kèm toàn bộ bài viết của ĐNNgại mà sắp tới,tôi sẽ về quê,phỏng vấn anh và đưa lên đây một video clip.
Giang ơi ! bây giờ cháu đang chơi piano cùng dàn nhạc giao hưởng của trường tại Arizona xa xôi.Như một dòng suối nhỏ,nay đã ra biển hòa cùng đại dương bao la của nhân loại.Dịp nào về quê,bác cháu ta sẽ làm như bác Ngại,đi dọc sông Cà Lồ nhỏ bé như tác giả đã viết để kết luận :
Chiều hôm ấy,một ngày cuối đông,tôi còn đi ngắm lại trang trại Mai Lĩnh cũ rồi Ngôi Từ Đường Mai Lĩnh mới mà cũ.từ phía Tây lên phía Bắc sang phía Đông ,lại bắt gập con sông Cà Lồ bốn mùa nước mải miết chảy về xuôi,tôi vô tình nhìn theo dòng sông ,”một đoạn sông chưa đầy cây số mà ba lần uốn khúc”,mặt sông khói sóng,gợi buồn cho ai!
Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008
..và tiễn đưa chị Nguyên
THÁNH LỄ AN TÁNG
BÀ MARIA
NGUYỄN THỊ THANH NGUYÊN
20-8-2008
ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
Bà Maria Nguyễn Thị Thanh Nguyên sinh ngày 22-8-1939 tại Hà Nội, là con của cụ ông Đỗ Trí Thông (tự Đỗ Xuân Mai thuộc chi thứ 6 của dòng họ Mai Lĩnh) và cụ bà Nguyễn Thị Bông.
Năm 1957, bà kết hôn cùng ông Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thới và có 7 người con. Sau khi kết hôn, bà đã từng sinh sống tại Vĩnh Long và Tây Ninh. Đến năm 1970, bà và gia đình đã chuyển về sinh sống tại Sài Gòn.
Năm 2002, bà sang định cư tại Hoa Kỳ và sống cùng gia đình người con gái thứ năm tại California.
Sau một thời gian chữa trị từ năm 2006 tại Hoa Kỳ, tình trạng sức khỏe của bà vẫn không được khả quan. Theo ý nguyện của bà là muốn những ngày cuối đời được về quê nhà gần gũi những người thân yêu nên gia đình đã đưa bà về Việt Nam vào tháng 4-2008.
Ngày 15-8-2008, vào lúc 15 giờ bà đã được Chúa gọi về sau khi hoàn tất nghĩa vụ với Chúa, trách nhiệm với chồng con.
Trong cuộc sống, bà là một người con hiếu, người vợ hiền - dâu thảo, là người mẹ bao dung và tận tụy.
Bà đã sống một cuộc đời “mở lòng, yêu thương và tha thứ” với tất cả mọi người. Bà là một chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.
CÁO PHÓ
Trong niềm tin và Đức Ki-Tô Phục sinh, chúng tôi xin thông báo cùng quý thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần.
Mẹ, bà Nội, bà Ngoại của chúng tôi là: Bà Maria Nguyễn Thị Thanh Nguyên
Đã được Chúa gọi về vào lúc 3 giờ chiều ngày 15 tháng 8 năm 2008, nhằm ngày 15 tháng 7 năm Mậu Tý, tại Sài Gòn, Việt Nam. Hưởng thọ 70 tuổi.
TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO
Trưởng Nam : Giuse Nguyễn Thới Hùng
Vợ : Maria Hứa Thị Thiền Định và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Trưởng Nữ : Anna Nguyễn Thới Thanh Loan
Chồng : Giuse Thái Hoàng Thống và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Thứ Nữ : Matha Nguyễn Thới Thanh Phượng
Chồng : Giuse Diệp Thanh Hiệp và các con - Texas, Hoa Kỳ
Thứ Nữ : Maria Madalena Nguyễn Thới Thanh Hằng
Chồng : Nguyễn Bá Thành và các con - California, Hoa Kỳ
Thứ Nữ : Catarina Nguyễn Thới Thanh Châu
Chồng : Dominico Phạm Thanh Hùng và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Thứ Nam : Phanxico Savie Nguyễn Thới Nguyên Vũ
Vợ : Maria Huỳnh Thị Hồng Phương và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Cáo phó này thay thế thiệp tang kính xin quý vị thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Maria sớm về hưởng nhan thánh Chúa.
Chương trình tang lễ:
- 21g00’ Ngày 15-8-2008: Nhập quan và phát tang
- 19g00’ Ngày 17-8-2008: Thánh lễ tại gia
- 06g00’ Ngày 20-8-2008: Di quan
- 07g00’ Ngày 20-8-2008: Thánh lễ an táng tại GX Phanxicô ĐK.
- Sau đó, Linh cữu được đưa về an nghỉ tại Nghĩa trang Giáo xứ Tam Hải - Gò Dưa - Thủ Đức.
Chương trình hát:
1. Ca nhập lễ : Xin Chúa thương 5
2. Bài đọc : Kn 3,1 - 6,9 6
3. Đáp ca : Chúa là gia nghiệp 7
4. Tung hô Tin mừng : Ga 11, 25a - 26a 8
5. Tin Mừng : Ga 14, 1 - 6 8
6. Ca dâng lễ : Dâng trọn cuộc đời 9
7. Ca hiệp lễ : Ngài vẫn ở bên con 10
- Cầu cho cha mẹ 2 11
(Có thể hát bài này lúc hạ huyệt)
8. Nghi thức tiễn biệt : Kinh hòa bình 12
9. Nghi thức hạ huyệt: Sự sống thay đổi 14
BÀ MARIA
NGUYỄN THỊ THANH NGUYÊN
20-8-2008
ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
Bà Maria Nguyễn Thị Thanh Nguyên sinh ngày 22-8-1939 tại Hà Nội, là con của cụ ông Đỗ Trí Thông (tự Đỗ Xuân Mai thuộc chi thứ 6 của dòng họ Mai Lĩnh) và cụ bà Nguyễn Thị Bông.
Năm 1957, bà kết hôn cùng ông Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thới và có 7 người con. Sau khi kết hôn, bà đã từng sinh sống tại Vĩnh Long và Tây Ninh. Đến năm 1970, bà và gia đình đã chuyển về sinh sống tại Sài Gòn.
Năm 2002, bà sang định cư tại Hoa Kỳ và sống cùng gia đình người con gái thứ năm tại California.
Sau một thời gian chữa trị từ năm 2006 tại Hoa Kỳ, tình trạng sức khỏe của bà vẫn không được khả quan. Theo ý nguyện của bà là muốn những ngày cuối đời được về quê nhà gần gũi những người thân yêu nên gia đình đã đưa bà về Việt Nam vào tháng 4-2008.
Ngày 15-8-2008, vào lúc 15 giờ bà đã được Chúa gọi về sau khi hoàn tất nghĩa vụ với Chúa, trách nhiệm với chồng con.
Trong cuộc sống, bà là một người con hiếu, người vợ hiền - dâu thảo, là người mẹ bao dung và tận tụy.
Bà đã sống một cuộc đời “mở lòng, yêu thương và tha thứ” với tất cả mọi người. Bà là một chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.
CÁO PHÓ
Trong niềm tin và Đức Ki-Tô Phục sinh, chúng tôi xin thông báo cùng quý thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần.
Mẹ, bà Nội, bà Ngoại của chúng tôi là: Bà Maria Nguyễn Thị Thanh Nguyên
Đã được Chúa gọi về vào lúc 3 giờ chiều ngày 15 tháng 8 năm 2008, nhằm ngày 15 tháng 7 năm Mậu Tý, tại Sài Gòn, Việt Nam. Hưởng thọ 70 tuổi.
TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO
Trưởng Nam : Giuse Nguyễn Thới Hùng
Vợ : Maria Hứa Thị Thiền Định và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Trưởng Nữ : Anna Nguyễn Thới Thanh Loan
Chồng : Giuse Thái Hoàng Thống và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Thứ Nữ : Matha Nguyễn Thới Thanh Phượng
Chồng : Giuse Diệp Thanh Hiệp và các con - Texas, Hoa Kỳ
Thứ Nữ : Maria Madalena Nguyễn Thới Thanh Hằng
Chồng : Nguyễn Bá Thành và các con - California, Hoa Kỳ
Thứ Nữ : Catarina Nguyễn Thới Thanh Châu
Chồng : Dominico Phạm Thanh Hùng và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Thứ Nam : Phanxico Savie Nguyễn Thới Nguyên Vũ
Vợ : Maria Huỳnh Thị Hồng Phương và các con - Sài Gòn, Việt Nam
Cáo phó này thay thế thiệp tang kính xin quý vị thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Maria sớm về hưởng nhan thánh Chúa.
Chương trình tang lễ:
- 21g00’ Ngày 15-8-2008: Nhập quan và phát tang
- 19g00’ Ngày 17-8-2008: Thánh lễ tại gia
- 06g00’ Ngày 20-8-2008: Di quan
- 07g00’ Ngày 20-8-2008: Thánh lễ an táng tại GX Phanxicô ĐK.
- Sau đó, Linh cữu được đưa về an nghỉ tại Nghĩa trang Giáo xứ Tam Hải - Gò Dưa - Thủ Đức.
Chương trình hát:
1. Ca nhập lễ : Xin Chúa thương 5
2. Bài đọc : Kn 3,1 - 6,9 6
3. Đáp ca : Chúa là gia nghiệp 7
4. Tung hô Tin mừng : Ga 11, 25a - 26a 8
5. Tin Mừng : Ga 14, 1 - 6 8
6. Ca dâng lễ : Dâng trọn cuộc đời 9
7. Ca hiệp lễ : Ngài vẫn ở bên con 10
- Cầu cho cha mẹ 2 11
(Có thể hát bài này lúc hạ huyệt)
8. Nghi thức tiễn biệt : Kinh hòa bình 12
9. Nghi thức hạ huyệt: Sự sống thay đổi 14
- Mẹ hiệp công 15
Điếu văn tại lễ tang chị Thụ
(Xin thưa: Đây chỉ là Mấy lời thô thiển của đám bạn bè thân thiết con cái trong gia đình Tiễn đưa Má của mình về nơi âm cảnh - là Điếu văn thì chẳng dám).
ĐÔI LỜI TIỄN BIỆT MÁ
Kính thưa Má Lư
Kính bạch quý thầy, kính thưa quý khách
Thưa bà con cô bác họ Đỗ cùng họ Đinh
Thưa các anh chị, cùng các cháu trong gia đình
Thưa bạn bè thân quyến gần xa
Thưa Má
Mấy năm trước, từ ngày Má ra nước ngoài thăm các con trở về. Ngày đó thấy Má khỏe. Chúng con hy vọng chắc Má sẽ tới bách niên. Rồi mấy lần thập tử nhất sinh, Má cũng vượt qua để ở lại thêm cùng con cháu. Chúng con mừng thầm. Nào ngờ, gần đây thấy Má như ngọn đèn trước gió, chúng con bắt đầu cảm nhận thế nào cũng đến ngày hôm nay.
Má từ giã chúng con
Thưa Má,
Ra đi ở tuổi 94-95, kể cũng là thượng thọ lắm rồi, là niềm mơ ước dễ gì đạt được của biết bao nhiêu người đời. Tuy biết vậy, mà chúng con vẫn thấy thương tiếc Má vô cùng. Như người xưa từng nói:
“Tuy tri sanh tử huyễn
Ly biệt diệc thương tâm”
Biết đời vô thường là thế, mà làm sao ly biệt người thân lại khỏi thấy đau lòng thương tiếc. Thương tiếc một Bóng cả, thương tiếc một Cây cổ thụ của gia đình đã không còn nữa.
Nhớ xưa
Ngày gia đình mới vào Nam. Cái thuở còn quá cơ cực. Lúc này, chưa có nhà Mai Lĩnh trong Nam. Ba Thụ chưa đi làm. Bữa ăn chỉ là những nắm cơm xôi, có khi chỉ vừa đủ cho chồng cho con, còn thiếu phần Má. Má chỉ ngắt vào phần các con, mỗi đứa một tí cho qua bữa. Má vì các con là thế. Má nghĩ đến mình thì ít, mà đến chồng con thì nhiều. Má Đinh Thị Lư - Người con gái làng Thượng hồi đó, thật xứng đáng là vợ hiền quán xuyến đảm đang của Ba Đỗ Văn Thụ, xứng đáng là người Dâu Trưởng của tộc Đỗ, làng Xuân Mai.
“Đỗ Gia thế tộc hòa dân tộc
Mai Lĩnh đa hoa hợp bách hoa”
Nơi quy tụ nhiều bậc thức giả quanh Nhà xuất bản Mai Lĩnh năm xưa.
Thưa Má,
Con còn nhớ mãi nụ cười đôn hậu của Má: Đôi môi nhô ra một tí, hai con mắt sáng lên, giữa hai vành tai dài như tai Phật. Miệng bật lên tiếng cười hiền hòa. Hình như những nỗi khổ tâm trong đời Má không thể nào đẩy lùi được nụ cười hỉ xả đó. Có lần gần đây, khi chân tay của Má đã phù lên, các chị em từ nước ngoài về túc trực. Mấy cô đùa với Má cho vui, Má vẫn cười ra tiếng một cách hồn nhiên. Đây chẳng phải là nụ cười gượng gạo đời thường mà là nụ cười nhân hậu bao dung chân chất. Quả vậy, Má chẳng đi tu, mà tấm lòng của Má trải rộng: Má coi con rể cũng như con trai, Má con con dâu cũng như con gái. Má thương đồng đều. Không chỉ con, mà cả hàng cháu chắt. Các anh chị có lúc này lúc khác, lúc nắng lúc mưa. Nhưng hình như lúc nào Má cũng xem: nắng mưa là chuyện của Trời, còn con cháu mới là của Má. Nhân tính một đàng, mà thiên định một nẻo, cũng là lẽ thường. Má chẳng chấp. Má chỉ thích đa tử đa tôn, nên cứ bảo: “Thì cứ mang về đây cho bà nuôi”. Cánh tay bao dung của Má là thế; không chỉ trong gia đình, mà tấm lòng Má còn trải rộng ra xa. Bạn bè của con cái cũng được Má thương. Con còn nhớ: cái thuở khó khăn sau năm 1975, thiếu từng lon gạo, từng cái vỏ ruột xe, từng cái nồi niêu, từng bóng đèn điện khi tỏ khi mờ, Má bảo: “Anh Căn, anh Dung có đủ rồi, còn anh Hiếu chưa có gì, má cho anh Hiếu cái nồi cơm điện này. Nó còn tốt lắm”. Cảm ơn Má. Đúng như Má nói, con đã dùng nó suốt mấy năm. Giờ đây, nồi cơm kia không còn nữa, mà tấm lòng của Má vẫn còn mãi trong con. Lại nhớ: các con từ nước ngoài gửi về cho Má chút đỉnh tiền. Má lại nhịn tiêu xài để làm phước giúp đỡ bà con còn túng thiếu. Có lẽ, từ những cái bất đắc của đời mình mà và của gia đình mình mà Má luôn luôn cảm thông với những nỗi bất đắc và bất hạnh của kẻ khác. Tấm lòng của Má Lư là thế đó.
Thưa Má,
Thưa bà con, anh chị, bạn bè.
Má Lư hay Bà Thụ cũng là một người bình thường như bao người khác. Nhưng những phẩm chất cao quý của Má mãi mãi là niềm tự hào của con cháu: Má là một phụ nữ hiền lành, nhưng khi cần cả quyết; các con vẫn nhớ mãi những quyết đoán mạnh dạn sáng suốt của Má: - Lúc nhà khó khăn, con cái lại còn nhỏ. Để con tiếp tục học hay cho con đi làm ăn kiếm sống đây? Ba giao quyền quyết định chuyện lớn này cho Má. Má đã dứt khoát chọn cách chịu cực để cho các con tiếp tục học hành. Và cứ thế, với cái sạp nhỏ bán áo quần con nít ở chợ Vườn Chuối Sài Gòn, Má đã đẩy các con của mình lên trung học, rồi đại học. Chẳng nói gì đến chuyện thành danh, thì con cái của Má đều đã thành nhân. Thành những người có nhân cách. Khi con trai Má bị lưu đày vì việc nghĩa, Má đã dám ra tới tận Côn Đảo để thăm. Hồi đó dân chúng có mấy ai ra tới cái mảnh đất hắc ám nằm giữa trùng dương kia. Rồi khi nhà bị lính xét, Ba Thụ tuy ra sức ngoại giao, nhưng có phần luýnh quýnh. Còn Má cũng sợ không kém Ba, nhưng bình tĩnh cùng cô con gái út của mình ứng phó thoát nạn. Sau này kể lại, Má cười vui: “Úi dời, hôm đó kinh quá…”. Đến khi con rể bị hoạn nạn sau ngày “Giải phóng”, Má cũng mạnh dạn lặn lội xuống Cà Mau, mũi đất tận cùng của xứ sở để thăm con. Đối với Má, ở đâu có thể mang lại hạnh phúc cho con mình, thì Má cho các con được chọn lấy. Rồi Má đã ra tận nước ngoài để xem cuộc sống của con mình ra sao. Xong Má lại trở về với quê hương. Không chỉ lo chuyện gia đình, Má còn chia sẻ tí công sức để cùng lo việc họ tộc trên đất Bắc.
Thưa Má,
Hôm nay, đối với đời, Má đã hoàn thành mọi nhiệm vụ cao cả của một người Mẹ, một người Vợ, người Dâu trưởng, sợi dây lớn nối liền hai tộc Đỗ và Đinh của đất Mê Linh. Má là niềm tự hào to lớn của con cháu về lòng nhân hậu bao dung, về sự hy sinh quên mình, về sự quán xuyến tảo tần, về sự cả quyết sáng suốt của một phụ nữ bình thường mà không tầm thường, và về sự nhạy cảm chính xác ở một con người hồn nhiên đơn sơ mà sâu sắc. Tất cả, không chỉ mang lại sự ấm êm cho gia đình ta hôm nay, mà còn để lại cái Đức lớn cho con cháu mai sau.
Giờ đây
Trong giây phút vĩnh biệt này, chúng con như nghe văng vẳng đâu đây tiếng hát của người nhạc sĩ họ Trịnh, mà nghĩ rằng:
Má Lư của chúng con mới ngày nào đó nay cũng hóa thành Huyền thoại. Thành người thiên cổ. Má đi suốt trăm năm trên cõi đời này, và giờ đây Má cũng đã tới Một cõi đi về thanh tịnh cùng với tổ tiên.
Thôi, xin Má hãy ra đi thanh thản. Má lại về sum họp với Ba ở nơi cõi vĩnh hằng.
Chúng con vô cùng thương tiếc kính chào tiễn biệt Má.
Cầu chư Phật gia hộ tiếp dẫn cho linh hồn Má siêu sanh cực lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý khách, cùng bà con cô bác đã cùng chúng tôi tưởng nhớ, tưởng niệm và hộ niệm trong lễ tiễn đưa Má Lư của chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sài Gòn - TP.HCM, ngày 16 tháng 8 năm 2008
Ngày tiễn đưa Má Đinh Thị Lư, tức bà Đỗ Văn Thụ về với tổ tiên.
Cẩn Chí
Hồ Điếu
(Bạn của các anh chị: Đỗ Thị Mậu, Lại Nam Long, Đỗ Đức Căn, Nguyễn Thị Bích Lan, Đỗ Thị Liên, Đỗ Thị Diệp, Đỗ Thị Bích, Hồ Đắc Dung, Đỗ Thành Lâm, cùng các cháu).
ĐÔI LỜI TIỄN BIỆT MÁ
Kính thưa Má Lư
Kính bạch quý thầy, kính thưa quý khách
Thưa bà con cô bác họ Đỗ cùng họ Đinh
Thưa các anh chị, cùng các cháu trong gia đình
Thưa bạn bè thân quyến gần xa
Thưa Má
Mấy năm trước, từ ngày Má ra nước ngoài thăm các con trở về. Ngày đó thấy Má khỏe. Chúng con hy vọng chắc Má sẽ tới bách niên. Rồi mấy lần thập tử nhất sinh, Má cũng vượt qua để ở lại thêm cùng con cháu. Chúng con mừng thầm. Nào ngờ, gần đây thấy Má như ngọn đèn trước gió, chúng con bắt đầu cảm nhận thế nào cũng đến ngày hôm nay.
Má từ giã chúng con
Thưa Má,
Ra đi ở tuổi 94-95, kể cũng là thượng thọ lắm rồi, là niềm mơ ước dễ gì đạt được của biết bao nhiêu người đời. Tuy biết vậy, mà chúng con vẫn thấy thương tiếc Má vô cùng. Như người xưa từng nói:
“Tuy tri sanh tử huyễn
Ly biệt diệc thương tâm”
Biết đời vô thường là thế, mà làm sao ly biệt người thân lại khỏi thấy đau lòng thương tiếc. Thương tiếc một Bóng cả, thương tiếc một Cây cổ thụ của gia đình đã không còn nữa.
Nhớ xưa
Ngày gia đình mới vào Nam. Cái thuở còn quá cơ cực. Lúc này, chưa có nhà Mai Lĩnh trong Nam. Ba Thụ chưa đi làm. Bữa ăn chỉ là những nắm cơm xôi, có khi chỉ vừa đủ cho chồng cho con, còn thiếu phần Má. Má chỉ ngắt vào phần các con, mỗi đứa một tí cho qua bữa. Má vì các con là thế. Má nghĩ đến mình thì ít, mà đến chồng con thì nhiều. Má Đinh Thị Lư - Người con gái làng Thượng hồi đó, thật xứng đáng là vợ hiền quán xuyến đảm đang của Ba Đỗ Văn Thụ, xứng đáng là người Dâu Trưởng của tộc Đỗ, làng Xuân Mai.
“Đỗ Gia thế tộc hòa dân tộc
Mai Lĩnh đa hoa hợp bách hoa”
Nơi quy tụ nhiều bậc thức giả quanh Nhà xuất bản Mai Lĩnh năm xưa.
Thưa Má,
Con còn nhớ mãi nụ cười đôn hậu của Má: Đôi môi nhô ra một tí, hai con mắt sáng lên, giữa hai vành tai dài như tai Phật. Miệng bật lên tiếng cười hiền hòa. Hình như những nỗi khổ tâm trong đời Má không thể nào đẩy lùi được nụ cười hỉ xả đó. Có lần gần đây, khi chân tay của Má đã phù lên, các chị em từ nước ngoài về túc trực. Mấy cô đùa với Má cho vui, Má vẫn cười ra tiếng một cách hồn nhiên. Đây chẳng phải là nụ cười gượng gạo đời thường mà là nụ cười nhân hậu bao dung chân chất. Quả vậy, Má chẳng đi tu, mà tấm lòng của Má trải rộng: Má coi con rể cũng như con trai, Má con con dâu cũng như con gái. Má thương đồng đều. Không chỉ con, mà cả hàng cháu chắt. Các anh chị có lúc này lúc khác, lúc nắng lúc mưa. Nhưng hình như lúc nào Má cũng xem: nắng mưa là chuyện của Trời, còn con cháu mới là của Má. Nhân tính một đàng, mà thiên định một nẻo, cũng là lẽ thường. Má chẳng chấp. Má chỉ thích đa tử đa tôn, nên cứ bảo: “Thì cứ mang về đây cho bà nuôi”. Cánh tay bao dung của Má là thế; không chỉ trong gia đình, mà tấm lòng Má còn trải rộng ra xa. Bạn bè của con cái cũng được Má thương. Con còn nhớ: cái thuở khó khăn sau năm 1975, thiếu từng lon gạo, từng cái vỏ ruột xe, từng cái nồi niêu, từng bóng đèn điện khi tỏ khi mờ, Má bảo: “Anh Căn, anh Dung có đủ rồi, còn anh Hiếu chưa có gì, má cho anh Hiếu cái nồi cơm điện này. Nó còn tốt lắm”. Cảm ơn Má. Đúng như Má nói, con đã dùng nó suốt mấy năm. Giờ đây, nồi cơm kia không còn nữa, mà tấm lòng của Má vẫn còn mãi trong con. Lại nhớ: các con từ nước ngoài gửi về cho Má chút đỉnh tiền. Má lại nhịn tiêu xài để làm phước giúp đỡ bà con còn túng thiếu. Có lẽ, từ những cái bất đắc của đời mình mà và của gia đình mình mà Má luôn luôn cảm thông với những nỗi bất đắc và bất hạnh của kẻ khác. Tấm lòng của Má Lư là thế đó.
Thưa Má,
Thưa bà con, anh chị, bạn bè.
Má Lư hay Bà Thụ cũng là một người bình thường như bao người khác. Nhưng những phẩm chất cao quý của Má mãi mãi là niềm tự hào của con cháu: Má là một phụ nữ hiền lành, nhưng khi cần cả quyết; các con vẫn nhớ mãi những quyết đoán mạnh dạn sáng suốt của Má: - Lúc nhà khó khăn, con cái lại còn nhỏ. Để con tiếp tục học hay cho con đi làm ăn kiếm sống đây? Ba giao quyền quyết định chuyện lớn này cho Má. Má đã dứt khoát chọn cách chịu cực để cho các con tiếp tục học hành. Và cứ thế, với cái sạp nhỏ bán áo quần con nít ở chợ Vườn Chuối Sài Gòn, Má đã đẩy các con của mình lên trung học, rồi đại học. Chẳng nói gì đến chuyện thành danh, thì con cái của Má đều đã thành nhân. Thành những người có nhân cách. Khi con trai Má bị lưu đày vì việc nghĩa, Má đã dám ra tới tận Côn Đảo để thăm. Hồi đó dân chúng có mấy ai ra tới cái mảnh đất hắc ám nằm giữa trùng dương kia. Rồi khi nhà bị lính xét, Ba Thụ tuy ra sức ngoại giao, nhưng có phần luýnh quýnh. Còn Má cũng sợ không kém Ba, nhưng bình tĩnh cùng cô con gái út của mình ứng phó thoát nạn. Sau này kể lại, Má cười vui: “Úi dời, hôm đó kinh quá…”. Đến khi con rể bị hoạn nạn sau ngày “Giải phóng”, Má cũng mạnh dạn lặn lội xuống Cà Mau, mũi đất tận cùng của xứ sở để thăm con. Đối với Má, ở đâu có thể mang lại hạnh phúc cho con mình, thì Má cho các con được chọn lấy. Rồi Má đã ra tận nước ngoài để xem cuộc sống của con mình ra sao. Xong Má lại trở về với quê hương. Không chỉ lo chuyện gia đình, Má còn chia sẻ tí công sức để cùng lo việc họ tộc trên đất Bắc.
Thưa Má,
Hôm nay, đối với đời, Má đã hoàn thành mọi nhiệm vụ cao cả của một người Mẹ, một người Vợ, người Dâu trưởng, sợi dây lớn nối liền hai tộc Đỗ và Đinh của đất Mê Linh. Má là niềm tự hào to lớn của con cháu về lòng nhân hậu bao dung, về sự hy sinh quên mình, về sự quán xuyến tảo tần, về sự cả quyết sáng suốt của một phụ nữ bình thường mà không tầm thường, và về sự nhạy cảm chính xác ở một con người hồn nhiên đơn sơ mà sâu sắc. Tất cả, không chỉ mang lại sự ấm êm cho gia đình ta hôm nay, mà còn để lại cái Đức lớn cho con cháu mai sau.
Giờ đây
Trong giây phút vĩnh biệt này, chúng con như nghe văng vẳng đâu đây tiếng hát của người nhạc sĩ họ Trịnh, mà nghĩ rằng:
Má Lư của chúng con mới ngày nào đó nay cũng hóa thành Huyền thoại. Thành người thiên cổ. Má đi suốt trăm năm trên cõi đời này, và giờ đây Má cũng đã tới Một cõi đi về thanh tịnh cùng với tổ tiên.
Thôi, xin Má hãy ra đi thanh thản. Má lại về sum họp với Ba ở nơi cõi vĩnh hằng.
Chúng con vô cùng thương tiếc kính chào tiễn biệt Má.
Cầu chư Phật gia hộ tiếp dẫn cho linh hồn Má siêu sanh cực lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý khách, cùng bà con cô bác đã cùng chúng tôi tưởng nhớ, tưởng niệm và hộ niệm trong lễ tiễn đưa Má Lư của chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sài Gòn - TP.HCM, ngày 16 tháng 8 năm 2008
Ngày tiễn đưa Má Đinh Thị Lư, tức bà Đỗ Văn Thụ về với tổ tiên.
Cẩn Chí
Hồ Điếu
(Bạn của các anh chị: Đỗ Thị Mậu, Lại Nam Long, Đỗ Đức Căn, Nguyễn Thị Bích Lan, Đỗ Thị Liên, Đỗ Thị Diệp, Đỗ Thị Bích, Hồ Đắc Dung, Đỗ Thành Lâm, cùng các cháu).
Chúc mừng Rô Bô Việt
Đỗ Hải Dương,tổng giám đốc RôBô Việt đang thuyết trình và một clip khi anh kể về lúc còn làm thuê cho những công ty lớn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)