Cứ mỗi lần về quê,tôi lại có những cuộc nói chuyện khá thú vị với nhà văn chân đất họ Đỗ tên Ngọc Ngại .Lần này,nhà văn đưa cho tôi mấy tờ bản thảo tiếp theo của "Dòng Sông ..."chưa công bố và cuốn Lịch sử Đảng Bộ Phường Phúc Thắng quê ta ."Không có một dòng nói tới Mai Lĩnh ,ít nhất cũng phải nhắc tới Đỗ Tất Lợi,một giải thưởng HCM trong cuốn này chứ.Và Đỗ Văn Phong!!" ,Ngọc Ngại nhận xét.Tôi nhìn ra phía cổng sau làng,bà con đang chất rơm che hết mấy dòng chữ lịch sử hoan hô đoàn CCRD trên bờ tường cuối cùng nhà Mai Lĩnh và nghĩ mông lung:đến ông Nội đi đầy ở Guyanne mà Mai Lĩnh còn không tâng công với lịch sử bằng cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục đầu tiên nổi tiếng cho Đào Nguyên Phổ thì ba cái quyển sách đỏ này nghĩa lý gí ......
sau đây là các trang của Ngọc Ngại,mà tôi đã đánh máy lại.Qua trang viết,chúng ta có thể thấy tấm lòng của Mai Lĩnh mà người đại diện trực tiếp là ông Tư Lân với quê hương .Thế mà ,chính ông lại là người thay mặt nhà Mai Lĩnh chịu tử nạn trong cuộc dâu biển CCRD bất nhân,lấy "ác báo ân".Như ông Sáu đã căn dặn,muốn yêu lịch sử đất nước thì trước hết phải biết lịch sử gia tộc mình.Mong rằng các bạn trẻ đọc những trang này :
Hồi ký Đỗ Ngọc Ngại,bổ sung “Dòng sông uốn khúc”
In vào dòng thứ 2 trang 45 đoạn nói về anh Giảng,anh Đường ,anh Yêm đều đã trưởng thành gia đình hạnh phúc
Nhà Mai Lĩnh làm đường và xây trường tiểu họcTừ năm 1939 tới năm 1943,nhà Mai Lĩnh có đề xuất và bàn bạc với dân làng
Xuân Mai để xây dựng ba công trình văn hóa lớn cho xóm làng.Đầu tiên là xây dựng ngôi trường học cấp 1 ,ở bên cạnh đình làng ,được chính quyền lúc bấy giờ công nhận gọi là trường cấp 1 Xuân Mai ,ngôi trường này đã nâng cao dân trí cho lớp thanh thiếu nhi ờ trong làng xã.Đến nay ngôi trường tiểu học Xuân Mai ấy ,đang đi vào tuổi bảy mươi có lẻ.Hơn bày mươi năm ngôi trường Xuân Mai đã phải trải qua thời tiết khắc nghiệt ,dông bão nắng gắt mưa dầm của thiên nhiên ,cùng những biến cố của lịch sử xã hội ,ở hai đầu thế kỷ ,mà ngôi trường vẫn đứng sừng sững bên cạnh ngôi đình làng ,như thách thức với thiên nhiên ,đến nay vẫn tồn tại ,ngày hai buổi các em thiếu nhi cắp sách tới trường,tíu tít líu lo như bày chim non,đang tôi luyện cho đôi cánh của mình được dẻo dai vũng chắc để bay vào khoa học tương lai cao hơn xa hơn
Công trình thứ hai là làm đường dân sinh,nhân dân nước ta lúc bấy giờ còn bị hai tầng áp bức là thực dân Pháp và đế quốc Nhật.Dân làng Xuân Mai còn nghèo nàn lạc hậu ,đường đi trong làng về mùa mưa rất là lầy lội và bẩn thỉu ,có những đoạn đường lầy lội mà người đi thụ tới tận đầu gối chân,trâu bò đi lại càng khó ,đi lại thu hoạch mùa màng rất vất vả và cực khổ
Nhà Mai Lĩnh bàn với dân làng là làm hai con đường trục chính ở trong làng ,một trục đường ở phía tây nam và một trục đường ở phía đông bắc ,hai trục đường này đều được xây bằng gạch lục vỉa nghiêng ,rất vững chắc và cao ráo sạch sẽ ,dân làng đi lại vui vẻ mát mẻ hết khô cực từ đây
Tiếp theo đó là để bảo vệ an ninh ,trật tự trong làng xóm ,cho thợ xây ngay bốn cái cổng làng ,mỗi cái cổng làng đều xây một cái điếm canh gác ở bên cạnh,cổng xây rất to đẹp bền vững ,cổng nào cũng viết đôi câu đối do nhà Mai Lĩnh hành văn ;ở phía bên trái cổng là
chờ sáng sẽ ra tay mở khóa tung then âu chẳng sơ ở phía bên phải là
theo chiều mà lựa gót vào ngay ra thẳng quyết không nhầm .Năm 1949 giặc Pháp đánh chiếm thị xã Phúc Yên ,nó tấn công càn quét vào làng Xuân Mai,qua cổng làng chúng nhìn đọc đôi câu đối ,nó bảo nhau làng này có cộng sản ,thế rồi chúng nó bình đôi câu đối là:
Chờ sang sẽ rat ay mở khóa tung then âu chẳng sợ ,có nghĩa Đảng cộng sản ra đời ,thì xiềng xích nhà tù tung then mở khóa ,giải phóng cho dân tộc Việt Nam ,cả châu Âu cũng chẳng sợ .Theo chiều lựa gót vào ngay ra thẳng quyết không nhầm là có nghĩa,vào không được cướp bóc đốt phá bắt người,vẫn cướp bóc bắt người thì quyết tiêu diệt ngay tại chỗ .
Xây dựng ba công trình văn hóa này,là nhân dân xóm làng Xuân Mai,giao cho nhà Mai Lĩnh chịu trách nhiệm toàn bộ ,mua vật liệu xây dựng ,đón thợ,thuê mướn ,mượn người ,và nuôi thợ ăn ở sinh hoạt ba năm mới hoàn thành
Tết Trung thu rầm tháng Tám năm 1943Nhà Mai Lĩnh rất vui mừng ,đã hoàn thành trách nhiệm lớn cho dân làng Xuân Mai có tổ chức Tết Trung thu cho thanh thiếu nhi làng Xuân Mai,do ông Tư lân đại diện cho nhà Mai Lĩnh ,chịu trách nhiệm công việc tổ chức.
Ông cho mời đội múa sư tử ở thị xã Phúc Yên ,mời thanh niên trong làng đi rước đuốc,mời thiếu nhi trong làng đi rước đèn ,bắt đầu tập kết tại trường tiểu học đang tươi mầu ngói đỏ ,rổi đi qua hai trục đường chính mới xây dựng về tập trung tại sân nhà Mai Lĩnh để phá cỗ Trung Thu rầm tháng Tám .Đội múa sư tử đi trước ,vừa đi vừa múa ,đi sau là thiếu nhi rước đèn,tiếp theo là thanh niên rước đuốc ,dân làng già trẻ đi xem rất đông vui chen nhau xô đẩy chật hết cả đường cái ,ngghe tiếng trống bắt nhịp cho vũ điệu múa sư tử ,theo nhịp 2,4 tùng tùng ,tùng tùng sao mà nó da diết ,vừa như thôi thúc vừa như vẫy gọi ,dân làng Xuân Mai ơi ,có gồng mình lên để thoát khỏi cái đói nghèo ,cái lạc hậu do đế quốc phong kiến gây lên,để nhân dân phải cực khổ trăm bề.đội múa sư tử cùng đoàn thanh thiếu nhi rước về đến sân nhà Mai Lĩnh ,đã thấy bày sẵn mâm cỗ trung thu ở giữa sân ,độ vài ba tạ kẹo mứt bánh trung thu,và một cái đèn kéo quân to bằng cái long đại mua từ Hà Nội đem về rất đẹp và lạ mắt ,khi vào sân thì thanh niên cầm đuốc đứng bên phải ,thiếu nhi xách lồng đèn đứng bên trái ,ở giữa sân là đội múa sư tử múa liên tục độ một giờ đồng hồ ,xung quanh sân là bà con dân làng đến xem đông chật ních,phải đứng cả ra ngoài vườn,và trèo lên cả bao lơn nhà gác mà vẫn chật,dân làng đến xem múa sư tử chừng hơn một giờ,là được phá cỗ Trung thu,gọi là phá cỗ thôi,nhưng thực ra là ông Tư Lân,cho 8 người nhà ra bưng bánh mứt kẹo,để biếu đến tận tay từng người,có mặt tại sân nhà Mai Lĩnh xem múa sư tử rầm tháng Tám năm ấy.




và đây là cuốn sách in rất đẹp như mọi loại sách "cúng cụ"khác,bìa đẹp ,giấy đẹp ,trong khi tại làng ta ,trường học còn thiếu sách thiếu vở !Tôi chỉ chép vài trang và sẽ post lên để gia tộc đọc và suy nghĩ