Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Cụ Bà Dương Tiến Thu đã mất


Thưa các quý vị trong họ tộc Mai Lĩnh trong và ngoài nước,
Nhân ngày Tang Lễ (17/4/2010) tiễn Mẹ chúng tôi là Cụ Nguyễn Thị Thảng 99 tuổi, tức Cụ Bà Dương Tiến Thu, về cõi vĩnh hằng, chúng tôi có nhận được nhiều điện chia buồn, các vòng hoa, các đồ điếu phúng của tất cả các anh các chị trong họ tộc Mai Lĩnh trong và ngoài nước, đặc biệt cảm kích là sự có mặt của các anh các chị trong họ ta tới giờ phút cuối cùng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Thay mặt cho toàn thể con cháu chắt của Cụ, chúng tôi xin có lời cám ơn chân thành tới tất cả các vị và kính mong quý vị lượng thứ nếu có những sơ xuất trong khi tổ chức Tang Lễ.
Thứ nam Dương Tiến Thọ
*Dương Tiến Thọ là chồng của Đỗ Bắc Ninh,Mai Lĩnh chi thứ 7

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Cháu Giang từ Arizona nhớ tới Bố Mẹ cháu !

Tôi mạn phép chép lại bài này từ blog của cháu Giang,con gái của Hường-Hà (Mai lĩnh chi thứ bảy)!Vinh dự biết bao khi biết được thành công của hai cháu trong khi mẹ cha cháu phải chiến đấu với bệnh tật và mưu sinh ,nhưng vinh dự hơn nữa khi biết các cháu nhớ tới bố mẹ với lòng yêu thương ,kính trọng !!
HUÂN CHƯƠNG NÀO CHO MẸ CHO CHA !
I was looking at the pictures on my friends’ facebook. I realized that a lot of Vietnamese students currently studying at big and prestigious high schools in USA have parents who are doctors, masters, who travel around the world and speak 4-5 languages. I adore these students and always hope one day I will stand at their places and have that educations that they are having. But now I’m questioning: if I were born in family with parents like that, where would I be now? United World College somewhere with full scholarship? Harvard ? MIT? Brown?

I thought it was a rude idea to think about being in a different family. My parents are not lawyer, doctor who speak 4 languages and have been to 10 or more countries around the world. My mom is just a match teacher at a secondary school in Hanoi, who can’t speak English, who is still struggling with electronic devices and has been to Singapore only. My dad is a photographer who dropped out of college and once rejected an invitation to a conference in Singapore because he couldn’t speak English.

Gia đình tôi không có cái vẻ hào nhoáng của một gia đình giàu có: không ô tô, không biệt thự, không đồ cổ, không có những chuyến du lịch nuớc ngoài và không có những bữa tiệc xa xỉ. Gia đình tôi chỉ là những con ngưòi lao động bình thuờng, trăn trở với cuộc sống mà giá cả tăng nhanh toàn vượt mặt tiền luơng công chức. Gia đình tôi có những nỗi lo như bao gia đình khác và những nỗi lo đấy làm đầy thêm những nếp nhăn trên vầng trán với những sợi tóc bạc đã ngoài 50 của bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi có những nỗi lo cho ngưòi con cả đã đi làm và đã thành công. Bố mẹ tôi có những nỗi lo cho ngưòi bà ngoại đã ngoài 90 và cả những ngưòi họ hàng ở quê trông chờ vào trợ cấp của ngưòi thân trong những đợt hạn hán.

Có lẽ ngưòi ta nên trao huân chương anh hùng cho bố mẹ tôi, những con ngưòi bình thuờng với những trăn trở nhiều như những đam mê lớn. Tôi luôn nhớ hình ảnh mẹ tôi ngồi bên chiếc máy vi tính cũ mỗi đêm, soạn bài giảng trên máy tính với những phần mềm nước ngoài để học sinh dễ hiểu bài. Tôi nhớ những lúc 11-12 giờ đêm mẹ tôi vẫn đánh thức tôi dậy để hỏi những từ tiếng anh gặp phải trong phần mềm đó. Tôi nhớ những lúc mẹ tôi lặng lẽ làm lại những bài giảng chỉ vì không biét tiếng anh mà format lại toàn bộ những file đã lưu trữ. Còn cha tôi, tuổi 55 nào có muộn để học cho kịp thời đại! Cha tôi đêm đêm mày mò bên chiếc máy tính để học cho đuợc phần mềm photoshop với ứoc mong bán đuợc ảnh để nuôi sống gia đình nhỏ bé này. Có lẽ, ông luôn là học viên nhiều tuổi nhất trong bất kỳ một lớp học thêm về nghệ thuật nhiếp ảnh nào.Cha tôi là ngưòi gọi tôi dậy và nấu bữa sáng cho tôi lúc trời còn chưa bình minh, là nguời đưa tôi ra bến xe buýt lúc 6 giờ sáng và căn dặn xem tôi có đồng nào trong ngưòi để phòng than hay không. Cha tôi luôn là ngưòi gửi cho tôi những email ngọt ngào và cũng là random nhất hay nhờ tôi làm gián điệp cho chuyện tình cảm của anh trai tôi.

Bố mẹ tôi không phải tiến sĩ giáo sư hay bác sỹ nhưng tôi tự hào vì họ. Mẹ tôi, ở tuổi 55, tiếng anh chỉ dừng lại ở mức “yes “ và “:no”, mới đi ra nuớc ngoài 2 lần là đi Singapore chữa bệnh, 3 lần mổ vì dạ dày và ung thư vú nhưng lại 2 lần đạt giải giáo viên sáng tạo của Microsoft. Bố tôi, tuổi 55, tiếng anh cũng chỉ ở mức” hello”, cùng lắm là đi Trung Quốc vài lần, mắt đã kém và trí nhớ không còn nhạy bén, nhưng 4-5 lần đuợc huy chuơng vàng ở cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Nhật Bản. Hai con ngưòi đó, dù mang trong mình bao trăn trở hàng đêm, vẫn nuôi đuợc hai ngưòi con đi học nuớc ngoài, trong đó có một cử nhân đã trở về nuớc làm việc và ngay lập tức trở thành một ngưòi có tiếng trong giới chuyên môn về quy hoạch với hàng loạt chuơng trình nói chuyện và những bài báo trên Tạp Chí Quy hoạch hàng tháng. Hai con ngưòi đó cũng nuôi đuợc một ngưòi con nhận học bổng Fulbright của chính phủ Mỹ cho 2 năm thạc sỹ về đô thị học. Tôi chợt nhớ khoảng 5-6 năm truớc ,anh trai tôi từng phỏng vấn một ngưòi đạp xích lô nuôi con đạt huy chuơng vàng Olympic quốc tế và sau này trở thành tiến sỹ tại Mỹ. Huân huy chưong nào cho mẹ, cho cha? Tôi xin kết thúc bằng tiêu đề của một bài báo trên Hoa học trò một vài năm truớc. Cha mẹ tôi dù không phải bác sĩ tiến sỹ thạc sĩ giáo sư, nhưng tôi xin tặng hai ngưòi huân chương cha mẹ anh hùng. Cám ơn hai nguời đã có những niềm đam mê lớn và sự tận tuỵ dành cho con cái mặc dù bao trăn trở cuộc đời. Và cũng xin cám ơn bao ông bố bà mẹ khác trên cuộc đời này đang làm những điều tưong tự.

Arizona, 27/3/2010.