Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Chuyện vượt ngục tại Guyanne

Bản án tội đào thoát với Nguyễn Văn Sa vào ngày 28/07/1897 
Bản án về tội đào thoát với Nguyễn Văn  Sa vào ngày 12/1/1896
Vượt ngục thường là một đề tài hấp dẫn,kể cả những câu chuyện cách mạng lẫn những phim Hollywood.Nhưng vượt ngục tại Guyanne lại càng gay cấn hơn vì đây thực sự là nơi khỉ ho cò gáy,cách biệt với thế giới văn minh,một "địa ngục xanh" rùng rợn.Thế mà ông tổ nhà Mai Lĩnh Đỗ Văn Phong đã vượt ngục thành công,trở về nước hoạt động .Quá trình vượt ngục ra sao?Con đường nào đã dẫn ông từ Nam Mỹ xa xôi về tới Bạc Liêu Nam Bộ?Tại sao chân dung ông trên các ảnh thờ là chân dung một ông già người Hoa,ăn mặc theo lối nhà Thanh ...? Trong khi đọc tài liệu tại Trung Tâm Dữ Liệu Pháp Quốc Hải Ngoại tại Aix-en-Provence năm 2011,tôi bắt gặp khá đông tù nhân Việt Nam mà người Pháp gọi là Annamite Bagnard tới Guyanne ngay từ những năm 1870,1880 tức là chỉ 20 năm sau khi Napoleon III ra lệnh thành lập cái nhà tù này.Nhiều người đã tìm cách đào thoát ,nhưng bị bắt đi bắt lại vài ba lần.Chẳng hạn có một tù nhân tên là Nguyễn Văn Sa sinh năm 1858,con ông Nguyễn Văn Khoang và bà Phan Thị Rơ ,người Thạnh Phú Mỹ Tho .Trong hồ sơ có kèm ba bản án của Tòa án binh Guyanne kết tội vượt ngục (evasion).
-Bản án ngày 20/12/1888 tuyên 2 năm lao động khổ sai
-Bản án ngày 12/11/1896 tuyên 4 năm lao động khổ sai
-Bản án ngày 28/07/1897 tuyên 6 tháng giam xà lim chuồng cộp
Như vậy ,trong suốt 10 năm trời,Sa tìm mọi cách vượt ngục,bị bắt,lại vượt...dù hình phạt sau ngày càng nặng nề hơn .Kể lại trường hợp Nguyễn Văn Sa để thấy Đỗ Văn Phong đã trở về Đất Mẹ  và tiếp tục chống Pháp là một trường hợp vô cùng đáng trân trọng.Thành công đó có lẽ nhờ tài tổ chức,kỹ năng sống ,ý chí sắt đá quyết trở về cùng cộng đồng ,sự giúp đỡ cùa bà con người Hoa...và có cả phần may mắn của số phận.
Bản án tội đào thoát với Nguyễn Văn Sa  ngày 20/12/1888

Vậy những trường hợp vượt ngục thành công được biết ra sao ?
Trường hợp Nguyễn Quang Diêu 
Nguyễn Quang Diêu là trường hợp tù nhân Guyanne được mô tả chi tiết nhất ,có một bản tóm tắt tiểu sử trên wiki .
...Tháng 5 năm 1913, ông cầm đầu một phái đoàn gồm hơn mười người trong đó có Nguyễn Thần Hiến, Đinh Hữu Thuật...qua Hồng Kông hoạt động với Phan Bội Châu. Nhưng vừa đến nơi thì tất cả đều bị thực dân Pháp bắt giải về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), rồi đày sang đảo Guyane (Nam Mỹ).Năm 1917, ông vượt ngục trốn sang đảo Trinidad (thuộc địa Anh) giả dạng làm người Trung Quốc.Năm 1920, Nguyễn Quang Diêu sang Washington, D.C. (Hoa Kỳ) rồi về lại Hồng Kông tìm cách bắt liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam ở hải ngoại.Cuối năm 1926, ông bí mật về hoạt động trong nước. Sau một thời gian ở Sài Gòn, ông tới Sa Đéc (nay là Đồng Tháp) vào đầu năm 1927. Được sự hỗ giúp đỡ của Võ Hoành, ông đổi tên là Trần Văn Vẹn, rồi đi tuyên truyền tinh thần yêu nước và gầy dựng cơ sở cách mạng tại các vùng Hồng Ngự, Cao LãnhTân Châu...Năm 1930, được một số hương chức làng Vĩnh Hòa (Tân Châu) giúp đỡ, ông đến đó mở trường dạy học và làm nghề hốt thuốc.

Qua đoạn trích tiểu sử của Nguyễn Quang Diêu ta thấy có một sự tương đồng kỳ lạ với hành trình được biết của Đỗ Văn Phong .(Chi tiết cho là Nguyễn Quang Diêu trước khi đi Guyane bị tù tại nhà tù Marseille có lẽ không chính xác vì điểm xuất phát của các con tàu là Nantes nhìn ra Địa Trung Hải nên đã có một bước chuyển tiếp là đưa các tù nhân từ Marseille hay Toulon lên Nantes bằng tàu hỏa ) Cũng vượt ngục từ Guyane ,sang Mỹ qua Trung Quốc rồi về VN.Vào Nam ,được Võ Hoành giúp đỡ ...Lúc đầu tập trung tại Cao Lãnh mà nhà thờ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chí Minh) còn lưu nhiều sách báo của các ông,sau phân tán đi.Đỗ Văn Phong đã qua Sa Đéc rồi trụ lại Bạc Liêu và mất tại đó .Vậy chúng ta thử nghiên cứu con đường vượt ngục ,tất nhiên chỉ bằng đương biển từ Guyane ra sao ?
Từ Guyane thuộc Pháp tới Trindad là 600 dặm biển !
Từ Guyane thuộc Pháp,Diêu đã trốn sang Trinidad thuộc Anh . Đó là đảo lớn nhất của nước
Cộng hoà Trinidad và Tobago ngày nay , một nước nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km ngoài khơi bờ biển Venezuela. Nước này là một đảo quốc gồm hai đảo chính,Trinidad và Tobago, và 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128 km² hay 1.864 mi². Ước tính dân số vào tháng 7 năm 2006 là 1.065.842 người. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80 km và chiều rộng trung bình là 59 km. Tobago là 41 km dài và 12 km ở điểm rộng nhất.Trinidad có nghĩa là "Hòn đảo của Thiên Chúa Ba Ngôi" - Trinity, trong khi Tobago nhỏ hơn (303 km² ; khoảng 6% tổng diện tích) .Trinidad cũng là điểm đến của người tù khổ sai nổi tiếng Papillon.Cùng với Clousiot và André Maturette ,họ đã làm một cái thuyền buồm ,đi dọc sông Maroni ,ra tới Đại Tây Dương ,cập bến Trinidad .René Belbenoît (1899 -1959) ,môt tù nhân Pháp tại Đảo Quỷ cũng vượt ngục theo con đường tương tự ,qua Trinidad rồi  tới Mỹ .Về sau ông viết cuốn tự truyện Guillotine sèche  "Lưỡi dao chém khô khan " để kể lại hành trình của mình .. René Belbenoît  cho biết Trinidad có một chính sách giúp đỡ các tù nhân Pháp đào thoát từ Guyane cho tới năm 1938.Người đào thoát được phép sống trên đảo này ba tuần lễ ,được cấp thực phẩm và đôi khi được cho cả một chiếc thuyền mới để đi tiếp.Trong cuốn sách "Beyond Papillon: The French Overseas Penal Colonies, 1854-1952 " được viết bởi  Stephen A.Toth xuất bản bởi Board of Regents Đại học Nebraska Hoa Kỳ năm 2006 có đoạn viết về vấn đề này 


Để hiểu được sự giúp đỡ của người Hoa tại Trinidad đối với những người vượt ngục từ Guyane,chúng ta nên tìm hiểu sự hình thành cộng đồng người Hoa trên hòn đảo này .Trừ những trường hợp tới Trinidad đơn độc,nhỏ lẻ,cộng đồng này được đánh dấu bằng việc chiếc tàu Fortitude chở một nhóm lao động người Hoa từ Macau,Penang và Calcutta tới đây vào ngày 12/10/1806 .Đó là nhóm di dân có tổ chức đầu tiên của người Hoa vào vùng vịnh Caribe ,một hình thức của "lao công khế ước " (indentured labor) với lao động người Hoa mà người ta đã thấy tầm quan trọng của nó từ 40 năm trước . Đó có thể là bước đầu tiên trong một hoạch định sử dụng các lao động tự do và những chủ đồn điền trên một vùng đất mới mà thực dân Anh mới giành được .Thuyền trưởng Hải quân Hoàng gia Anh cho là thiết lập các đồn điền trồng mía mới sẽ rẻ hơn nhiều nếu dùng các lao động tự do từ Trung Quốc hơn là dùng nô lệ châu Phi .At the same time, British officials concerned in the aftermath of the Haitian Revolution suggested that the settlement of Chinese immigrants in Trinidad would provide a buffer between the enslaved Africans and the whites.[2]

In December 1805, a Portuguese captain recruited 141 Chinese men in Macau and shipped them to Penang where six more men were recruited. Another 53 men were recruited in Calcutta, bringing the total to 200. The survivors of this group arrived in Trinidad eight months later.[1] Kim Johnson reports that 194 men survived the journey,[1] while Walton Look Lai reports that there were 192 men.[2] The group settled at Surveillance Estate in Cocorite, on the western edge of Port of Spain, the capital. Given the lack of farmland near the city, the group requested permission to hire themselves out as labourers. Fifteen were hired to work as seine fishers, and one worked as a shoemaker. After one year in Trinidad, 17 of the migrants had died. Sixty-one of them departed with the Fortitude in July 1807. By 1810 only 22 of them remained in Trinidad, and only seven remained in 1834, the last time that the community was mentioned.[1]

The abolition of slavery in the British Empire led to labour shortages in Trinidad. Indentured labourers were imported from various parts of the world including India and Madeira. Between 1853 and 1866 2,645 Chinese immigrants arrived in Trinidad – 2,336 men, 309 women and 4 children – on eight ships. These immigrants constituted the second wave of Chinese immigration to Trinidad.[1] The third wave began after the Chinese revolution in 1911 and continued until the Chinese Revolution of 1949. Most of these immigrants were brought to Trinidad and Tobago through the efforts of earlier immigrants. The fourth wave of immigration began in the late 1970s and continues.[4]

Additional immigrants settled in Trinidad after initially migrating to other parts of the Caribbean, especially British Guiana which received 13,593 indentured immigrants from China between 1853 and 1884.[1]