Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Tang lễ ông Dương Tiến Thọ

TIN BUỒN
Kính thưa các Thành viên Đại Gia Đình Mai Lĩnh,chi thứ 7 chúng tôi vô cùng đau buồn thông báo :
          Ông Dương Tiến Thọ (chồng cô Đỗ Thị Bắc Ninh) vừa từ trần lúc 17 giờ 30 ngày 11 tháng 01 năm 2014 sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo.
     Linh cữu hiện quàn tại bệnh viên Bạch Mai. 
     Tang lễ  được tiến hành tại nhà Tang Lễ Bệnh Viện Bạch Mai chiêu ngày Thứ Hai 13 tháng 01 năm 2014 (nhằm ngày 13 tháng Chạp năm Quý Tỵ theo lịch trình như sau :13 giờ-14 giờ -khâm liệm
14 giờ-15giờ 30 -lễ viếng
15 giờ 30 động quan và di quan để hỏa táng tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ thuộc Văn Điển quận Thanh Trì Hà Nội 
    
Xin kính báo
Đỗ Thái Bình 0988864892
Đỗ Hồng Hà 04-38641542 /0936969898 .
Sau đây là những tấm hình ghi được trong buổi tang lễ



Chuẩn bị khâm liệm











Niệm kinh Phật bằng tiếng Pali.Từ trái qua phải:bà Ninh (tóc trắng)hai cháu ngoại của ông bà và con rể trưởng Nguyễn Anh Minh,cô con gái út Dương Hồng Mai (áo đen)






 Vòng hoa của Bà Bẩy Mai Lĩnh và gia đình thương tiếc con rể Dương Tiến Thọ đặt bên vòng hoa của họ Dương Quỳnh Côi Thái Bình









Đoàn đại biểu Đại Gia Đình Mai Lĩnh do ông Phạm Mạnh Hà (Chi Mai Lĩnh 1) dẫn đầu vào viếng với hai vòng hoa :Mai lĩnh trong nước và Mai Lĩnh hải ngoại.Hàng đầu,phía phải là cháu Tuấn con Bà Đỗ Thị Sửu ,kế bên là ông Phạm Mạnh Hà





Ông Đỗ Xuân Sơn (chi 5) ,giám đốc điều hành Nhà Từ Đường niên khóa 2014 ,tiếp theo là ông Đỗ Tất Hùng (chi 2)








Ông Đỗ Xuân Sơn thăm hỏi gia đình Bà Đỗ Bắc Ninh.Trong hình từ trái qua phải là cháu Bống ,cháu Bi hai con của Nguyễn Anh Minh và Quyên vừa từ London về tối hôm trước




Bà Đỗ Thị Sửu ,chị Cả Mai Lĩnh hiện nay ,theo sau là Bà An,phu nhân của ông Đỗ Như Lân,nắm tay chia buồn với Đỗ Bắc Ninh và cháu Quyên,con gái trưởng của ông bà Thọ-Ninh,bên cạnh và rể tiến sĩ Nguyễn Anh Minh và hai cháu Bi Bống





Bà Đỗ Thị Sửu,bà An phu nhân ông Đỗ Như Lân ,cháu Thanh Bình đứng bên gia đình Bà Đỗ Bắc Ninh.Trong hình là hai cháu Tom và Din con trai của vợ chồng con gái út ông bà Thọ -Ninh ;bác sĩ-tiến sĩ Phạm Hồng Thắng và Dương Hồng Mai




Các cháu Thanh Bình (con ông Đỗ Tất Lợi),Thủy (con ông Đỗ Như Lân),Linh (em nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn ) chia buồn với gia đình Bà Đỗ Bắc Ninh






Mai Lĩnh ở trong nước và từ các góc trời Âu Mỹ









Một thế hệ Mai Lĩnh đã già đi ,có dịp gặp gỡ nhau !










Đều đã 70-80 rồi !









Bà chị Cả vẫn kiên cường chở che cho các em các cháu !










Mặc niệm,Hiệu phó Đại Học Kiến Trúc đọc điếu văn tưởng nhớ Phó giáo sư- nhà giáo ưu tú  Dương Tiến Thọ


















Cháu Bi cầm tấm hình ông ngoại,cháu Tom cầm bát hương bên cạnh rể trưởng Nguyễn Anh Minh



















Vĩnh biệt ,chuẩn bị hỏa táng








Anh chị Doanh-Dung cùng anh Lê Văn Dũng (Bát Tràng) đã đến viếng và tới dự tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ









Nhà Mai Lĩnh tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ









Lễ Hỏa táng được tiến hành đúng 17 giờ ngày 13/01/2014 tức 13 tháng Chạp Quý Tỵ








Qua màn hình








Vĩnh biệt nhà giáo Dương Tiến Thọ ,người rể hiền đức độ  của Nhà Mai Lĩnh !

Gia phả họ Đỗ Phúc Lương


 Tựa

Một trang của gia phả .Đỗ Thái Bình chụp lại
từ bản ông Đỗ Văn Liết đưa cho 
Ngày 16-4-1998 tức ngày 20 tháng 3 năm Mậu Dần, Ban thường trực họ Đỗ Đại Tôn họp bàn và thống nhất việc sao chép và viết tiếp cho đến thế hệ thứ 12 cuốn gia phả của cụ Đỗ Khắc Nhượng và cụ Đỗ Văn Phong viết từ giữa thế kỷ 18 bằng chữ Hán-Nôm đã được dịch sang chữ Quốc ngữ năm 1990.
Tôi, Đỗ Ngọc Ngại, được Ban thường trực phân công làm việc đó. Tôi đã đem hết nhiệt tình để biên soạn và trình bày những biến cố ở thế kỷ 20 có liên quan đến họ ta một cách trung thực, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu cho thế hệ mai sau biết về tổ tiên của mình.
Ngày Giỗ Tổ, 10-4 năm Mậu Dần, bản dự thảo đã được thông qua trong toàn gia tộc. Ban thường trực của họ có thành lập một ban sưu tầm tư liệu để viết gia phả, gồm có:
Thế hệ thứ 9           Ông Đỗ Văn Liết, 74 tuổi, trưởng họ.
Thế hệ thứ 9           Ông Đỗ Năng Thoại, 62 tuổi.
Thế hệ thứ 9           Ông Đỗ Ngọc Ngại, 64 tuổi, chấp bút.
     Thế hệ thứ 10         Bác Đỗ Văn Khôi, 64 tuổi, cháu đích tôn.
Thế hệ thứ 10         Bác Đỗ Văn Nghi, 45 tuổi.

Bản Dự thảo được ông Đỗ Như Lân (chi Mai Lĩnh) làm chế bản.
Ông Đỗ Quang Hoan đã chỉnh lý lần cuối trước khi đưa in.



Lời nói đầu
      
Họ Đỗ Phúc Lương theo quan Quận công thuở ban đầu lập nên làng ấp, qua các thời kỳ tên làng được gọi tên là ấp He, làng Mơi, Mai thôn... làng Xuân Mai, xã Xuân Phương, tổng Kim Anh, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên.
Gia phả họ Đỗ Phúc Lương ta có bút tích từ giữa thế kỷ 18 do cụ Đỗ Khắc Nhượng viết bằng chữ Hán-Nôm. Cụ Nhượng, con thứ tư của cụ Đỗ Phúc Thọ, là thế hệ thứ 6 của dòng họ, thuộc chi Hanh họ đại tôn.
Đến năm 1902, cụ Đỗ Văn Phong, thế hệ thứ 7, là con cụ Đỗ Phúc Nghị có sao chép và viết tiếp gia phả các chi trong họ đại tôn.
Cuối thế kỷ 20, năm 1998, cháu chắt là thế hệ thứ 9 thứ 10 của họ Đỗ Phúc Lương lại sao chép, viết tiếp và bổ sung những sự kiện sau 1945 của họ Đỗ ta ở tại thôn Xuân Mai, xã Phúc Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Gia phả được sao chép và bổ sung (ông Đỗ Ngọc Ngại chấp bút) từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ 12 để họ Đỗ ta sống trường tồn với trời đất và lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.
Nhân viết tiếp cuốn gia phả lần này, theo sự phát triển của xã hội, chúng tôi cũng muốn bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của phụ nữ trong họ ta.
Các cụ ông tổ tiên họ ta, phải trải qua các thời kỳ chính trị, xã hội biến đổi khác nhau, phải khắc khổ bao nhiêu thì các cụ bà tổ tiên họ ta cũng nằm trong vòng đời thác lũ ấy. Chưa kể các cụ Bà còn có một thiên chức là sinh con, đẻ cái để nối dõi tông đường cho một sự tồn tại của dòng họ. Cụ bà từ cụ thủy tổ đến các cụ đời thứ 9 đi làm dâu hiền đã khó, nhưng làm dâu hiền của một dòng họ có gia phong, gia giáo lại càng khó hơn. Các cụ phải bươn trải giữa dòng đời thác lũ... không thể nói hết cuộc đời vất vả nhọc nhằn của các cụ, lần giở các tài liệu cũ, trước đây, ít nói về các cụ Bà có lẽ người xưa cho rằng thà không nói còn hơn nói thiếu?
Gia phả được viết lại trung thực, chính xác, câu chữ mộc mạc. Tài liệu được sưu tầm, ghi chép theo nguyên bản mong độc giả bổ sung và góp ý sửa chữa những thiếu sót, nếu có.
Làm được như vậy thì tổ tiên ta tuy đã mất mà vẫn như còn, các thế hệ sau này khi mở gia phả ra xem lại nhớ đến tổ tiên, làm theo truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.
Họ Đỗ ta như một viên ngọc quý ở trong tấm gương sáng đã trải qua các cơn lốc bụi trần, đến nay ngọc vẫn sáng mà gương thì không mờ chút bụi. Vinh dự và tự hào thay!

Bản dịch cuốn gia phả họ Đỗ

     Cụ Đỗ Khắc Nhượng viết bằng Hán-Nôm từ thế kỷ 18.
Năm 1902 cụ Đỗ Văn Phong sao chép lại và viết tiếp.

1. Các thế thệ
Thế hệ thứ nhất      : Đỗ Phúc Lương
Thế hệ thứ hai        : Đỗ Phúc Khánh
Thế hệ thứ ba         : Đỗ Phúc Đắc
Thế hệ thứ tư          : Đỗ Phúc Linh
Thế hệ thứ năm:
       1. Chi Càn       : thủy tổ Đỗ Phúc Trưởng
       2. Chi Nguyên: thủy tổ Đỗ Phúc Tĩnh
       3. Chi Hanh     : thủy tổ Đỗ Phúc Thọ
       4. Chi Lợi        : thủy tổ Đỗ Phúc Chính        
       5. Chi Chinh    : thủy tổ Đỗ Phúc Tình

2. Mộ các cụ tổ (từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ 8).
Phần này không dịch vì năm 1966, theo quy hoạch của địa phương, tất cả các ngôi mộ đều được chuyển về nghĩa trang Đồng Gò, thôn Xuân Mai, xã Phúc Thắng.

3. Ngày giỗ các cụ tổ.
Cụ ông Đỗ Phúc Lương                 10 tháng 4.
Cụ bà (thất truyền)
Cụ ông Đỗ Phúc Khánh                 12 tháng 4
Cụ bà Nguyễn Diệu Nhân              17 tháng 9
Cụ ông Đỗ Phúc Đắc                     12 tháng 5
Cụ bà Nguyễn Diệu Kim               28 tháng 5
Cụ ông Đỗ Phúc Linh                    21 tháng 5
Cụ bà Nguyễn Diệu Bình               18 tháng 2

4. Lời tựa cuốn gia phả viết năm 1902
Gia đình phải có gia phả để ghi lại tên tuổi, cuộc đời để cho con cháu đời sau biết tìm đến tổ tiên mà ngưỡng mộ, mà không quên nguồn gốc của mình. Họ Đỗ nhà ta từ xưa đến nay tốt tươi như cây cỏ mùa xuân.
Từ cụ Đỗ Phúc Lương đến nay, tương truyền đã 7 đời con cháu đông đúc, là họ lớn trong làng ấp, trước đây đã từng có gia phả do ông chú tôi là Đỗ Khắc Nhượng viết, còn sơ lược, vì vậy nay tôi sửa lại để cho người đời sau xem xét và suy nghĩ.
Vậy nay bàn với những người trong họ, thu thập tài liệu còn tản mạn những vấn đề về dòng họ, tất cả đều được tra cứu kỹ càng để làm tiếp gia phả cho con cháu đời sau khi nhớ đến tổ tiên có thể mở ra xem.

5. Lời dẫn
Đỗ Phúc Lương là thủy tổ của họ ta, đến thời chắt (thế hệ thứ tư) là Đỗ Phúc Linh sinh được 5 người con trai chia thành 5 chi: Chi Càn, chi Nguyên, chi Hanh, chi Lợi, chi Chinh.
Thủy tổ chi Càn là Đỗ Phúc Trưởng sinh ra Đỗ Văn Man, thủy tổ chi Chinh là Đỗ Phúc Tình sinh được 3 con trai nhưng đều mất sớm.
Hiện nay chỉ còn 3 chi đó là chi Nguyên, chi Hanh, chi Lợi. Dòng dõi thuộc về các chi đó là Phúc Tĩnh thuộc về chi Nguyên, Phúc Thọ thuộc về chi Hanh, Phúc Chính thuộc về chi Lợi.
Họ Đỗ có ngôi mộ phát thuộc về chi Lợi, tương truyền ở xứ đồng Cánh Tiên (địa phận thôn Bến). Các nhà phong thủy nói rằng phát cả về văn võ và làm ăn.
Cụ tổ (thế hệ thứ tư) Đỗ Phúc Linh mộ tại Mả Tía, đặt tại góc ruộng, giáp địa phận thôn Thượng Mới, các nhà phong thủy nói rằng đất ấy phát về con trai và của cải, con cháu 3 chi cần phải chăm chỉ trông nom sửa sang và giữ gìn phần mộ.
Họ ta phát về văn, mở đầu bằng một ống Tú tài, về võ có một ông cầm quân, còn các bậc hào phú thì đời nào cũng có.
Họ ta, vào ngày 14 tháng 8 năm Ất Dậu (1885) đời vua Hàm Nghi, bị nạn phỉ nhà Thanh do tên ngụy tổng Cổ Bái, xưng là đề đốc gây nên. Sau đó là tàn quân của Lưu Vĩnh Phúc đến tàn phá nhà cửa thôn ta, đốt cháy trụi, giết chết hơn trăm người, bắt đi năm trăm người. Trong số những người bị giết, họ ta có Văn Man con ông Văn Trưởng, Văn Nhân con ông Văn Nhượng. Trong số những người bị bắt, họ ta có Thị Gạch, Thị Am, Thị Tư, Thị Cầm, Thị Hoằng, Văn Lương, Văn Y, Văn Tỉnh, đến năm Canh Tý đều được trở về.

6. Lời dẫn bổ sung
Theo quan quận công, ở trong làng cả thảy có 3 họ Đỗ, nghi là cùng chung một nguồn gốc, nhưng gia phả không ghi rõ ràng, không biết tra cứu ở đâu, vì vậy xin ghi chép thêm phần phụ sau.
Gia phả họ Đỗ ghi cụ thủy tổ đời thứ nhất còn lại cứ theo đó mà tính thứ tự như sau:
1. Đời thứ nhất: cụ ông là Đỗ Phúc Lương là thủy tổ họ Đỗ, giỗ ngày 10 tháng 4, táng tại Bờ Chùa, sinh được 2 người con trai, con trưởng là Đỗ Phúc Khánh. Cụ bà bị thất truyền.
2. Đời thứ hai: cụ ông là Đỗ Phúc Khánh, giỗ ngày 12 tháng 4, cụ bà là Nguyễn Diệu Nhân sinh được 3 người con trai, con trưởng là Đỗ Phúc Đắc.
3. Đời thứ ba: cụ ông là Đỗ Phúc Đắc, giỗ ngày 21 tháng 5, cụ bà là Nguyễn Diệu Bình, sinh được 5 người con trai, chia làm 5 chi:
v Chi Càn, Đỗ Phúc Trưởng, thọ 70 tuổi, sinh được 1 con trai, 3 con gái. Con trai bị chết do nạn phỉ tàn quân nhà Thanh giết. Vì mất sớm, không có con cái, chi Nguyên cúng giỗ. Táng tại Đồng Sau.
v Chi Nguyên, Đỗ Phúc Tĩnh, cụ bà Hoàng Diệu Mỹ, sinh được 3 trai, 1 gái: Đỗ Thơ, Đỗ Thi, Đỗ Thư.
v Chi Hanh, Đỗ Phúc Thọ, thọ 70 tuổi, cụ bà Nguyễn Diệu Thái và Nguyễn Diệu...(?) cụ bà cả sinh được 2 con trai: Đỗ Tân, Đỗ Nghị; cụ bà hai sinh được 3 trai, 2 gái: Đỗ Soạn, Đỗ Nhượng, Đỗ Giản.
v Chi Lợi, Đỗ Phúc Chính, cụ bà họ Nguyễn sinh được 2 con trai: Đỗ Kinh, Đỗ Kỳ.
v Chi Chinh, Đỗ Phúc Tình, thọ 70 tuổi, cụ bà sinh được 3 trai, 1 gái. Con trai đều bị mất sớm, con gái là Diệu Tưởng lấy chồng họ Ngô, có rất nhiều cháu, chắt sau này.
4. Đỗ thi hợp tộc.
Thế hệ thứ 5 chỉ còn 3 chi:
                   Chi Nguyên, Đỗ Phúc Tĩnh
                   Chi Hanh, Đỗ Phúc Thọ
                   Chi Lợi, Đỗ Phúc Chính
Thế hệ thứ 6:
Chi Nguyên, Đỗ Phúc Tĩnh sinh được Văn Thơ, Văn Thi, Văn Thư.
Chi Hanh, Đỗ Phúc Thọ sinh được Văn Tân, Văn Nghị, Văn Soạn, Văn Giản.
Chi Lợi, Đỗ Phúc Chính sinh được Văn Kinh, Văn Kỳ.  
Thế hệ thứ 7:
Chi Nguyên:
Đỗ Phúc Thơ sinh được Văn Tá, Văn Tả.
Đỗ Văn Thi sinh được Văn Cầm, Văn Thứ, Văn Tảo.
Đỗ Văn Thư sinh được Văn Chừng.
Chi Hanh:
Văn Nghị sinh được Văn Hy, Văn Nhiêu, Văn Thanh.
Văn Soạn sinh được Văn Chứ, Văn Minh.
Khắc Nhượng sinh được Văn Cung, Văn Kiệm, Văn Nhân, Văn Lương, Văn Y.
Văn Giản sinh được Văn Khiêm, Văn Tỉnh.
Chi Lợi:                
Văn Kĩnh sinh được Văn Sỹ, Văn Mã.
Văn Kỳ sinh được Văn Khê, Văn Lệ.
Thế hệ thứ 8:
Chi Nguyên:
Văn Tả sinh được Văn Viên.
Văn Thứ sinh được Văn Côn, Văn Phiên, Văn Thiêm.
Văn Tảo sinh được Văn Bán, Văn Chác, Văn Hân, Văn Phấn.
Chi Hanh:
Văn Hy sinh được Văn Thùy (Quang Thùy), Văn Ngữ.
Văn Thanh (Văn Phong) sinh được Văn Nghệ, Văn Kiêm, Văn Kỳ, Văn Phượng (Như Phượng), Văn Năm, Văn Mai (Xuân Mai), Văn Ngọc (Như Ngọc).
Văn Minh sinh được Văn Đạt.
Văn Cung sinh được Văn Cạch, Văn Chí, Văn Chung.
Văn Kiệm sinh được Văn Cần.
Văn Khiêm sinh được Văn Chiêm.
Văn Tỉnh sinh được Văn Hánh.
Chi Lợi:
Văn Sỹ sinh được Văn Ủy.
5. Vài nét về chi Hanh.
Theo lệ thường lấy cao tằng tổ khảo (đời cụ) làm chuẩn để phân biệt các đời, cũng tùy theo các đời mà có cách gọi khác nhau, nếu như gia phả mà cách gọi và cách viết khác nhau thì bất tiện đến chừng nào. Vì vậy làm từ đầu phân các chi phải làm đời thứ nhất, còn lại cứ theo đó mà tính đồng thời hợp với mấy thế hệ trước chi làm mấy đời có ghi chú kỹ càng.
Đời thứ nhất chi Hanh, cụ tổ quan viên Phú lương Đỗ Phúc Thọ là con thứ ba cụ Đỗ Phúc Linh, tính tình lương thiện, chất phác trung thực hiếu học, gia tư tương đối khá giả, nuôi con ăn học hy vọng trưởng thành. Cụ rất cần mẫn, làm gương cho con cháu, thường lấy lòng thành để đãi các bậc già cả trong làng. Dân trong vùng thường ca ngợi họ Đỗ của cụ là một vọng tộc. Năm con trai của cụ Thọ đều thông minh hiếu học: con cả cụ là Văn Tân, 18 tuổi thi đỗ nhị khoa tú tài năm Quý Mão và năm Bính Ngọ đời Minh Mạng, mất ngày 23 tháng 8 năm Kỷ Dậu (1849) thọ 24 tuổi. Con thứ, Văn Nghị, thi đỗ làm quan phủ, huyện. Con thứ, Văn Soạn, thi nhị trường làm cai chánh tổng. Con thứ, Khắc Nhượng, làm lý trưởng, được các bậc bô lão trong làng kính trọng. Con thứ, Văn Giản, nay con cháu ở làng Thanh Trí.

Cuốn gia phả được dịch sang tiếng Việt xong ngày 01 tháng 5 năm 1990.

Đôi lời giới thiệu 3 ngôi từ đường

Nhà Từ Đường họ Đỗ Đại Tôn

Từ xa xưa, họ Đỗ Đại Tôn ta có nhà thờ, có ruộng đất để thờ cúng tổ tiên và chi phí hàng năm ở trong Họ. Nhưng vì biến cổ của lịch sử, đến nay không còn nữa. Từ đấy Họ cũng giỗ Tết ở nhà ông Đỗ Văn Viên là trưởng Họ của thế hệ thứ 8. Ông Đỗ Văn Viên không có con trai để thừa kế, theo đúng tôn ty, “sa vai xuống cánh”, thì ông Đỗ Văn Liết là cháu đích tôn làm trưởng họ thế hệ thứ 9, họ lại cúng giỗ Tết tổ tiên tại nhà ông Liết.
Nhà Từ Đường chi Hanh (còn gọi là nhà thờ Họ Tứ Chi)
Cụ Đỗ Công, tự Phúc Linh là thế hệ thứ tư của họ Đại Tôn sinh được 5 người con trai, cụ đặt tên cho 5 chi là Chi Càn, Chi Nguyên, Chi Hanh, Chi Lợi, Chi Chinh. Năm chi đều có nhà thờ tổ riêng. Do biến cố của lịch sử, đến thế hệ thứ tám chỉ còn một ngôi Từ Đường của chi Hanh. Các thế hệ nối tiếp của chi Hanh đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo ngôi Từ Đường mới được tồn tại đến ngày nay.

Nhà Từ Đường Mai Lĩnh

Trước năm Giáp Ngọ (1954), cụ Đỗ Văn Phong có 7 người con trai vẫn chung sống với nhau dưới tên nhà Mai Lĩnh. Tại làng Xuân Mai, lúc ấy có cụ Tư, Đỗ Như Phượng và mấy người chị dâu, em dâu, đại diện cho 6 anh em từ Hà Nội đến Sài Gòn chung sống. Nhà Mai Lĩnh có đầy đủ ruộng vườn, nhà thờ tổ tiên. Nhưng do biến cố của lịch sử, tài sản của nhà Mai Lĩnh bị tịch thu toàn bộ để chia cho dân. Hơn 40 năm, con cháu nhà Mai Lĩnh phải trải qua một cuộc dâu bể, vật đổi, sao dời để tồn tại và phát triển.
Đến năm 1996, họ đã mua lại được ngôi đất của một người nông dân đã được chia của nhà Mai Lĩnh năm 1955 để xây dựng nên ngôi Từ Đường Mai Lĩnh.
Ngày 6 tháng 12 năm 1996 (tức ngày 26 tháng 10 năm Bính Tý), ngày giỗ Cụ Đỗ Văn Phong, Từ Đường Mai Lĩnh làm lễ khánh thành, tôi có may mắn được tới dự, ngắm nhìn thật là trước cảnh cũ mà mới, trước người xưa mà lạ, 42 năm gián đoạn, hôm nay Từ Đường lại tỏa khói hương.
Con cháu nhà Mai Lĩnh, thế hệ thứ 9 thứ 10 của dòng họ, đã xây dựng lên ngôi Từ Đường trên chính mảnh đất của tổ tiên mình. Đây không biết có phải là một sự ngẫu nhiên hay là hồn thiêng khí phách của các cụ tổ tiên nhà Mai Lĩnh đã xui khiến họ kiến tạo nên công trình văn hóa này để lại cho muôn đời con cháu mai sau!


HỌ ĐỖ PHÚC LƯƠNG

Đỗ Ngọc Ngại chấp bút

Tổ tiên của họ Đỗ ta theo quan Quận công từ đời vua nhà Hồ đã khai phá đất đai, lập nên làng ấp. Từ khi mới khai sinh, địa dư hành chính của các tỉnh, huyện chưa như bây giờ. Chỉ nói tỉnh thôi, thì thuộc về tỉnh Sơn Tây, có thời thuộc về tỉnh Bắc Ninh, sau này tách ra là tỉnh Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Yên, sáp nhập 2 tỉnh gọi là Vĩnh Phúc, sáp nhập 3 tỉnh gọi là Vĩnh Phú. Đến năm 1997 lại tách tỉnh Vĩnh Phú làm Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Khi viết những dòng chữ này thì địa dư hành chính họ Đỗ ta là: thôn Xuân Mai, xã Phúc Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Họ Đỗ ta đã có từ lâu nhưng đến thế kỷ 18 mới có bút tích gia phả sử thi. Căn cứ vào bút tích gia phả, lấy cụ Phúc Lương làm thủy tổ thì các cụ tổ tiên họ ta từ đời thứ nhất đến đời thứ năm là dạy học và theo nghề làm ruộng.
Đến đời thứ sáu, thứ bảy các cụ có trình độ học vấn cao, thi đậu cử nhân ra làm quan như cụ Đỗ Phúc Nghị ở chi Hanh, làm quan phủ ở Phủ Đa Phúc, phẩm hàm Hàn lâm; cụ Đỗ Văn Kỳ ở chi Lợi, làm quan Chánh Lãnh binh ở tỉnh Sơn Tây. Cụ Kỳ đã quyên góp tiền vàng để đúc một quả chuông nặng gần một tấn công đức vào chùa làng ta. Cụ Đỗ Văn Thứ, cụ Đỗ Văn Phan ở chi Nguyên; cụ Đỗ Văn Cung, cụ Đỗ Văn Kiệm ở chi Hanh là những thầy đồ, dạy cho nhiều thế hệ học sinh trong vùng. Địa vị xã hội ở địa phương có cụ Đỗ Văn Nhiêu làm chánh tổng, cụ Đỗ Khắc Nhượng làm lý trưởng, cụ Đỗ Văn Cung làm tiên chỉ, cụ Đỗ Văn Hy làm lý trưởng; thế hệ sau có cụ Đỗ Văn Ngữ làm lý trưởng, cụ Đỗ Văn Chí làm tiên chỉ, cụ Đỗ Quang Thùy làm thủ bạ; thế hệ tiếp theo có cụ Đỗ Văn Mai làm xã ủy, cụ Đỗ Văn Hà làm phó lý, cụ Đỗ Văn Chi làm trưởng bạ, cụ Đỗ Văn Quý làm thủ quỹ, cụ Đỗ Quang Hỗ làm trưởng bạ...
Đặc biệt có cụ Đỗ Văn Phong học rộng, tài cao có lòng yêu nước nồng nàn, cụ tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp.
Năm Ất Dậu (1885), họ Đỗ ta bị vận hạn lớn do bị bọn phỉ Lưu Vĩnh Phúc đã tàn phá làng ta, họ Đỗ phải nhiều năm mới khôi phục lại được.
Đến đời thứ tám, thứ chín thì vừa oanh liệt vừa thành công nhất từ trước đến nay.
Thế nào là oanh liệt?
Năm 1955, chính sách Cải cách ruộng đất được thực thi trên quê hương. Các gia đình trong họ đều bị ảnh hưởng lớn, kẻ mất người còn, cha bỏ con, vợ bỏ chồng, anh em ly tán. Đến năm 1957 có chính sách sửa sai, các gia đình bị xử trí sai mới được giải oan, nhưng ảnh hưởng chính trị thì thế hệ thứ 9 vẫn phải gánh chịu.
Mãi đến ngày 01-12-1985, lần đầu tiên anh em Họ ta mới đoàn tụ, sum họp theo truyền thống của cha ông sau 30 năm gián đoạn.
Còn thành công là gì?
Sau CCRĐ năm 1955, họ ta phải lội ngược dòng thác lũ để tồn tại và phát triển. Ngày 01-12-1985 (tức ngày 20 tháng 10 năm Ất Sửu), các cụ bô lão trong họ ta đã về nhà ông Đỗ Văn Liết là trưởng họ để bàn việc khôi phục các truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Họ ta có nhà thờ, có ruộng đất để chi cho những ngày giỗ tổ, nhưng sau CCRĐ không còn nữa. Các cụ đã thống nhất góp quỹ mỗi hộ 30kg thóc, trên 60 hộ như vậy có trên 2 tấn thóc, hằng năm dùng số lãi để chi các việc sau đây:
1. Ngày Giỗ Tổ 10 tháng Tư.
2. Ngày Tảo mộ 19 tháng Chạp.
3. Mừng thọ các cụ cao tuổi.
4. Mừng cưới các con, cháu lấy vợ, lấy chồng.
5. Thăm hỏi các cụ yếu đau.
6. Thưởng các cháu thi đỗ vào Đại học.
7. Viếng các cụ trăm tuổi qua đời.
Họ đã bầu ra một ban thường trực để giải quyết các công việc hàng năm.
1. Bác Đỗ Văn Khôi          : Phụ trách chung.
2. Ông Đỗ Ngọc Ngại        : Thư ký.
3. Bác Đỗ Văn Nghi          : Thủ quỹ.                   
Sau đó họ bầu bổ sung ông Đỗ Năng Thoại, bà Nguyễn Thị Văn vào Ban thường trực.

Theo truyền thống của cha ông:
- Chi Nguyên - Ông Đỗ Văn Liết - Trưởng họ.
- Chi Hanh - Bác Đỗ Quang Minh - Trưởng chi.
- Chi Lợi - Bác Đỗ Văn Giao - Trưởng chi.
- Đích tôn họ Đại tôn là bác Đỗ Văn Khôi.
Thế hệ thứ 9, thứ 10 của họ ta đã góp cho đất nước các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, sĩ quan quân đội... Họ Đỗ ta có 38 hộ gia đình thì có 43 người có trình độ cử nhân trở lên công tác trong các ngành kinh tế, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, văn hóa xã hội, quốc phòng...

Chúng ta có thể ca ngợi: Họ Đỗ Phúc Lương là một vọng tộc.


CHI NGUYÊN

Thế hệ 5
Thế hệ 6
Thế hệ 7
Thế hệ 8





Đỗ Phúc Tĩnh
Hoàng Thị Mỹ

Đỗ Phúc Thơ
Đỗ Phúc Tá
Đỗ Văn Man
Đỗ Phúc Tả
Đỗ Phúc Viên
Nguyễn Thị Bút


Đỗ Phúc Thi

Đỗ Phúc Cầm
Đỗ Văn Nhỏ
Đỗ Phúc Thứ
Đỗ Văn Phan
Đỗ Văn Thiêm

Đỗ Phúc Tảo
Đỗ Phúc Ban
Đỗ Phúc Chác
Đỗ Văn Hân
Đỗ Phúc Phấn
Đỗ Phúc Thư
Đỗ Phúc Chừng
Đỗ Phúc Chưng
Đỗ Thị Nguyên



Thế hệ 7
Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11
Đỗ Phúc Tá
Đỗ Văn Man
Đỗ Văn Men
Đỗ Thị Sinh



Đỗ Phúc Tả


Đỗ Phúc Viên
Nguyễn Thị Bút
Đỗ Thị Viết
Ngô Văn Tụng
Ngô Văn Bách

Đỗ Thị Kịt
Đỗ Văn Xinh
Đỗ Văn Xích

Đỗ Thị Kít
Phan Văn Chính
Phan Văn Trực





Thế hệ 7
Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11





Đỗ Phúc Cầm




Đỗ Văn Nhỏ
Nguyễn Thị Nằm
Đỗ Văn Hùy




Đỗ Văn Tư
Nguyễn Thị Thái
Hoàng T Thiềng
Đỗ Thị Măng
Nguyễn Văn Chinh


Đỗ Văn Thêm
Nguyễn Thái Nguyên


Đỗ Văn Hòa
Nguyễn Thị My







Đỗ Phúc Thứ
Nguyễn Diệu Da
Trần Diệu Dụng




Đỗ Văn Phan
Đỗ Diệu Viết
Nguyễn Diệu Lân
Đỗ Văn Phiên






Đỗ Văn Liết
Đỗ Diệu Bát
Đỗ Thị Thời
Ngô Văn Hậu


Đỗ Thị Tiết
Đỗ Thị Thảo
Đỗ Văn Bình



Đỗ Văn Đăng
Hoàng Thị Mạnh
Đỗ T Đoàn
Đỗ Văn Khoa
Đỗ Thị Hoa
Đỗ Thị Tý
Nguyễn V Cao



Đỗ Văn Côn
Đỗ Thị Cát
Đỗ Thị Thoai
Đỗ Thị Tiễu





Đỗ Phúc Thiêm
Ngô Thị Nghĩ
Đỗ Thị Ngợi
Đỗ Văn Tuy





Thế hệ 7
Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11












Đỗ Phúc Tảo










Đỗ  Phúc Ban
Ngô Thị Thụ
Nguyễn Thị Sắc

Đỗ Văn Mai
Hoàng Thị Ngà
Đỗ Văn Khôi
Nguyễn Thị Lép
Đỗ Văn Phụcl
Đinh Thị Bình
Đỗ Thị Tùng
Lưu Thiếu Kỳ
Đỗ Thị Trinh
Đỗ Văn Hán
Đỗ Văn Binh
Đặng Thị Anh
Đỗ Thị Minh
Ngô Xuân Vinh
Đỗ Văn Hoạt
Đỗ Thị Hồi
Đỗ Thị Hương
Đỗ Thị Gái
Nguyễn Văn Chuyển






Đỗ  Phúc Chác
Nguyễn Thị Hóa




Đỗ Văn Lập
Phạm Thị Nguyên
Đỗ Thị Được
Đỗ Văn Nghiễm


Đỗ Văn Thạch
Ngô Thị Thanh
Nguyễn Thị Hoa
Đỗ Thị Thảo
Đỗ Thị Hiền
Đỗ Thị Ngọc

Đỗ Văn Sùng
Nguyễn Thị Nam
Đỗ Thị Lương
Đỗ Văn Thực

Đỗ Thị Túc
Trần Văn Vân
Đỗ Thị Đủ
Đỗ Văn Bền

Đỗ Văn Hân
Hoàng Thị Đãng
Đỗ Thị Đang
Đỗ Thị Hoan










Đỗ Phúc Phấn
Ngô Thị Ty







Đỗ Văn Sáp
Nguyễn Thị Xiêm
Đỗ Thị Xiềm
Đỗ Văn Tặng

Đỗ Văn Phúc
Ngô Thị Thông
Đỗ Văn Thắng
Đỗ Văn Tiến
Đỗ Thị Thanh
Đỗ Thị Bình
Đỗ Văn Đương
Hoàng Thị Long

Đỗ Văn Hùng
Ngô Thị Thu

Đỗ Thị Lộc
Hoàng Văn Soạn

Đỗ Thị Lương

Đỗ Văn Vĩ

Đỗ Thị Nhang
Ngô Văn Trạch
Đỗ Thị Son
Ngô Văn Sự





Thế hệ 7
Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11













Đỗ Phúc Chừng






Đỗ  Phúc Chưng
Nguyễn Thị Mít

Nguyễn Thị Huỳnh





Đỗ Văn Hà
Ngô Thị Mịch


Ngô Thị Cớn
Đỗ Thị Hưởng
Nguyễn Văn Quảng


Đỗ Văn Nhâm
Nguyễn Thị Tải
Đỗ Văn Liên
Đỗ Văn Diên
Đỗ Miên
Đỗ Lục
Đỗ Văn Giai
Đỗ Thị Hợi
Đỗ Thị Lợi
Đỗ Thị Lộc
Đỗ Văn Giỏi
Đỗ Văn Dẻo
Đỗ Văn Đông
Nguyễn Thị Lê
Đỗ Văn Đăng
Đỗ Văn Đào
Đỗ Văn Đoan
Đỗ Văn Đông
Đỗ Thị Liên
Đỗ Văn Dương
Đỗ Thị Thúy
Đỗ Văn Đúc
Nguyễn Thị Liễu
Đỗ Thị Phương
Đỗ Thị...?
Đỗ Thị Hịch
Nguyễn Văn Luận

Đỗ Văn Khê
Nguyễn Thị Thành
Đỗ Văn Quý
Đỗ Văn Quyền
Đỗ Thị Hoa
Đỗ Thị...?
Đỗ Thị Hựu

Đỗ Văn Cường
Đỗ Văn Hải


Đỗ Văn Phái
Đỗ Thị Di
Đỗ Thị Luận
Hoàng Văn Thu






Đỗ Văn Chi
Đỗ Thị Ngoạn


Đỗ Văn Nghi
Nguyễn Thị Vân
Đỗ Văn Hán
Hoàng Thị Hiệp
Đỗ Văn Hòa
Đỗ Văn Hợp
Đỗ Thị Hanh
Đỗ Văn Hiệu
Đỗ Văn Tuyên
Hà Thị Ong
Đỗ Thị Loan
Đỗ Thị Thanh
Đỗ Văn Diễn
Đỗ Thị Thuận
Đỗ Văn Thịnh
Đỗ Thị Thủy
Đõ Thị Vượng
Đỗ Thị Ngoan


Thế hệ thứ 7:
Cụ Đỗ Phúc Tá là trưởng Họ, cụ có con nuôi là Đỗ Văn Man sinh ra Đỗ Văn Men và Đỗ Văn Men sinh ra Đỗ Thị Sinh.
Cụ Đỗ Phúc Tả, Đỗ Phúc Cầm, Đỗ Phúc Thứ là nhà giáo. Đỗ Phúc Tảo, Đỗ Phúc Chừng lúc sinh thời, các cụ cần cù, hiếu học nuôi con ăn học trưởng thành. Tuổi thọ các cụ trên 70. Gia đình kinh tế khá giả.
Thế hệ thứ 8:
Cụ Đỗ Phúc Viên, cụ bà là Nguyễn Thị Bút sinh được 3 con gái là Đỗ Thị Viết, Đỗ Thị Kít, Đỗ Thị Kịt. Cụ Viên là một trưởng Họ mẫu mực, cụ vui vẻ, hiền hòa trung thực, dung hòa được mọi người trong Họ. Gia đình kinh tế khá giả, con gái Đỗ Thị Kịt là người thừa kế. Cụ Viên thọ 70 tuổi.
Cụ Đỗ Văn Nhỏ (con nuôi cụ Cầm) sinh được 3 trai, 1 gái.
Cụ Đỗ Văn Thiêm, cụ bà Ngô Thị Nghĩ, sinh được 1 gái lấy chồng là Đỗ Tuy, con là Đỗ Đạo, thừa kế.
Cụ Đỗ Văn Phan, cụ bà Đỗ Diệu Viết, Nguyễn Diệu Lân sinh được 2 trai, 1 gái. Sinh thời cụ Phan là một học sinh nghèo, thông minh, hiếu học trở thành nhà giáo.
Cụ Đỗ Phúc Ban, cụ bà Ngô Thị Thụ, Nguyễn Thị Sắc sinh được 1 trai, 1 gái. Cụ Bán an phận, nuôi con ăn học.
Cụ Đỗ Phúc Chác, cụ bà Nguyễn Thị Hóa sinh được 1 con trai. Tính tình cụ Chác nhu mì, cần cù.
Cụ Đỗ Văn Hân, cụ bà Hoàng Thị Đãng vô sinh, có các con nuôi là Đỗ Thị Đang, Đỗ Thị Hoan.
Cụ Đỗ Phúc Phấn, cụ bà Ngô Thị Ty sinh được 1 trai, 2 gái. Cụ phải sống lam lũ, vất vả, cần cù nuôi con trưởng thành.
Cụ Đỗ Phúc Chưng, cụ bà Nguyễn Thị Mít sinh được 5 con trai, 2 con bị mất sớm còn 3 người là Đỗ Văn Hà, Đỗ Văn Phái và Đỗ Văn Chi. Cụ bà hai, Nguyễn Thị Huỳnh không có con. Cụ Chưng gia thất khá giả có đủ điều kiện nuôi con ăn học đến khi trưởng thành. Gia đình cụ bị ảnh hưởng trong thời kỳ Cải cách ruộng đất, bị quy là địa chủ.
Thế hệ thứ 9:
Ông Đỗ Văn Liết, bà Đỗ Thị Bát (thọ 67 tuổi) sinh được 3 con gái là Đỗ Thị Thời, Đỗ Thị Tiết và Đỗ Thị Thảo, một người con nuôi là Đỗ Văn Đăng, vợ là Hoàng Thị Mạnh. Ông Liết tính tình thẳng thắn, sòng phẳng, cần cù, giản dị, hăng hái tham gia công tác xã hội. Địa vị xã hội qua các thời kỳ: Phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp, Trưởng ban kiểm soát HTX, Trưởng ban chăn nuôi, Trưởng ban KHKT giống cây trồng, trung đội Trưởng dân quân xã. Ông tham gia công tác liên tục từ năm 1959-1981. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương KC hạng 3 và nhiều bằng khen của các cấp. Ông là người được dân làng tin yêu mến phục; trong Họ, ông là trung tâm đoàn kết của Họ ta.
Ông Đỗ Văn Mai, bà Hoàng Thị Ngà (thọ 84 tuổi), sinh được 1 trai, 1 gái là Đỗ Văn Khôi và Đỗ Thị Hồi. Ông Mai đi lính sang Pháp từ năm 1939, về nước năm 1951 ở nhà làm ruộng. Năm 1952-1953, ông làm Xã ủy trong chính thể Quốc gia, được dân tin yêu mến phục. Năm 1960, xây dựng HTX nông nghiệp, ông được bầu làm Chủ nhiệm HTX nông nghiệp thôn Xuân Mai, Chủ nhiệm HTX tín dụng, Đội trưởng đội trồng cây của các cụ phụ lão. Đối với gia tộc, ông là người có công lớn trong cuộc vận động ba chi trong Họ về sum họp theo truyền thống tổ tiên sau mấy chục năm gián đoạn. Cuộc họp ngày 01-12-1985, mở đầu thời kỳ khôi phục truyền thống Họ ta đã đi vào lịch sử của gia tộc. Ông mất năm 1986, thọ 75 tuổi.
Ông Đỗ Văn Lập, bà Phạm Thị Nguyên, sinh được 2 trai, 2 gái là Đỗ Văn Thạch, Đỗ Văn Sùng, Đỗ Thị Túc, Đỗ Thị Đủ và có 1 con nuôi là Đỗ Thị Được. Ông Lập hiền lành, cần cù, hòa thuận với anh em trong Họ. Ông Lập thọ 69 tuổi.
Ông Đỗ Văn Sáp, bà Nguyễn Thị Xiêm, sinh được 4 trai, 3 gái: Đỗ Văn Phúc, Đỗ Văn Đương, Đỗ Văn Hùng, Đỗ Văn Vỹ và Đỗ Thị Xiềm, Đỗ Thị Lộc, Đỗ Thị Lương. Ông Sáp vui vẻ, cần cù, giản dị. Ngoài xã hội, ông làm đội phó đội sản xuất; trong Họ, ông là một thành viên tốt, anh em yêu mến.
Ông Đỗ Văn Hà, bà Ngô Thị Mịch, bà Ngô Thị Cớn, sinh được 6 trai, 3 gái: Đỗ Văn Nhâm, Đỗ Văn Giai, Đỗ Văn Đồng, Đỗ Văn Đông, Đỗ Văn Đúc, Đỗ Văn Khê, Đỗ Thị Hưởng, Đỗ Thị Hịch, Đỗ Thị Hựu. Ông đỗ Sơ học yếu lược thời thuộc Pháp, làm Phó lý năm 1936. Ông là thành viên tích cực xây dụng Họ. Ông Hà thọ 73 tuổi.
Ông Đỗ Văn Phái (mất sớm), sinh được 1 gái là Đỗ Thị Luân, bà là Đỗ Thị Di, thờ chồng nuôi con.
Ông Đỗ Văn Chi, bà Đỗ Thị Ngoạn, sinh được 3 trai, 2 gái là Đỗ Văn Nghi, Đỗ Văn Tuyên, Đỗ Văn Diễn và Đỗ Thị Vượng, Đỗ Thị Ngoan. Ông Chi thi đỗ Sơ học yếu lược, làm Thủ bạ năm 1939-1944. Năm 1960-1976 làm Đội trưởng đội sản xuất HTX nông nghiệp. Ông Chi cần cù, giản dị, nuôi con ăn học, trưởng thành. Ông là thành viên mẫu mực, hòa thuận, tích cực tham gia công việc chung, để lại tình cảm tốt đẹp cho các con cháu trong Họ. Ông mất ngày 14-7-1996, thọ 73 tuổi.
Thế hệ thứ 10:
Đỗ Văn Đăng (con nuôi của ông Đỗ Văn Liết), vợ là Hoàng Thị Mạnh, sinh được 1 trai, 2 gái là Đỗ Văn Khoa, Đỗ Thị Đoàn, Đỗ Thị Hoa. Học hết lớp 7 phổ thông, anh Đăng đi làm NVQS, xuất ngũ về nhà lao động cần cù, trụ cột vững chắc khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Anh là người con hiếu thảo, là thành viên tích cực trong công việc của Họ.
Đỗ Văn Khôi, cháu đích tôn thế hệ thứ 10, vợ là Nguyễn Thị Lép, sinh được 3 trai, 3 gái là Đỗ Văn Phục, Đỗ Thị Tùng, Đỗ Thị Trinh, Đỗ Văn Binh, Đỗ Thị Minh, Đỗ Văn Hoạt. Học hết văn hóa phổ thông, sau khi học Trung cấp thủy lợi đã trực tiếp tham gia xây dựng các công trình thủy lợi của xã và của huyện trong nhiều năm sau chuyển về làm địa chính kiêm thủy lợi của xã. Gần 20 năm công tác liên tục, đã được Nhà nước thưởng Huân chương KC hạng 3 và nhiều bằng khen của các cấp. Trong Họ, xứng đáng với cương vị của mình, anh là người trông nom, lo lắng mọi việc, tham gia giải quyết thành công nhiều vụ việc phức tạp của Họ. Anh Khôi là một điển hình cần cù, nhẫn nại, nuôi con ăn học trưởng thành, tạo dựng cuộc sống hạnh phúc.
Đỗ Văn Thạch, vợ là Ngô Thị Thanh sinh được Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Hiền; vợ kế là Nguyễn Thị Hoa sinh được Đỗ Thị Ngọc. Học hết phổ thông, anh Thạch lên đường nhập ngũ. Hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, nghỉ hưu với quân hàm Đại úy trở về địa phương.
Đỗ Văn Sùng, vợ là Nguyễn Thị Nam, sinh được 2 con là Đỗ Thị Lương và Đỗ Văn Thực. Anh Sùng hiền lành, cần cù lao động, học hết văn hóa phổ thông.
Đỗ Văn Phúc, vợ là Ngô Thị Thông, sinh được 2 trai, 2 gái là Đỗ Văn Thắng, Đỗ Văn Tiến, Đỗ Thị Thanh, Đỗ Thị Bình. Anh Phúc học hết phổ thông, là quân nhân kỹ thuật, mang quân hàm Đại úy, nay ở tại đơn vị ở Hà Nội.
Đỗ Văn Đương, vợ là Hoàng Thị Long, sinh được 2 con là Đỗ Văn Tuấn và Đỗ Thị Thủy. Anh Đương học hết phổ thông cơ sở, đã hoàn thành NVQS. Gia đình khá giả, cần cù lao động, tham gia nhiều công việc của Họ.
Đỗ Văn Nhâm, vợ là Nguyễn Thị Tải sinh được 6 người con là Đỗ Văn Liên, Đỗ Văn Diên, Đỗ Miên, Đỗ Lục, Đỗ Thị Loan và Đỗ Thị Yên. Anh Nhâm học hết cấp 1 phổ thông, đi NVQS, xuất ngũ về làm nông nghiệp, sống cần cù, giản dị, tích cực tham gia công việc của Họ.
Đỗ Văn Giai, vợ là Đỗ Thị Hợi sinh được 2 trai, 2 gái là Đỗ Thị Lợi, Đỗ Thị Lộc, Đỗ Văn Giỏi, Đỗ Văn Dẻo. Anh Giai học hết cấp 1 phổ thông, đi công nhân địa chất đã nghỉ hưu. Tính tình cương trực, tích cực tham gia công việc của Họ.
Đỗ Văn Đồng, vợ là Nguyễn Thị Lê, sinh được 3 trai, 1 gái là Đỗ Văn Đăng, Đỗ Văn Đào, Đỗ Văn Đoan và Đỗ Thị Xiêm. Anh Đồng học xong phổ thông, làm ngành thủy sản, sau chuyển về quê vợ.
Đỗ Văn Đông, vợ là Đỗ Thị Liên, sinh được 1 trai, 1 gái là Đỗ Văn Dương và Đỗ Thị Thúy. Anh Đông học hết phổ thông cấp 2, hoàn thành NVQS về nhà sản xuất nông nghiệp, cần cù lao động.
Đỗ Văn Đúc, vợ là Nguyễn Thị Liễu, sinh được 2 gái là Đỗ Thị Phương và Đỗ Thị...? Anh Đúc học hết phổ thông trung học, vào trường Cơ điện, đi Tiệp Khắc 7 năm về công tác ở Công ty Thủy nông huyện Mê Linh, đi Hàn Quốc. Cần cù lao động, thông minh, hiếu học.
Đỗ Văn Khê, vợ là Nguyễn Thị Thành, sinh được 2 trai, 3 gái là Đỗ Văn Quý, Đỗ Văn Quyền, Đỗ Thị Hoa, Đỗ Thị Thanh và Đỗ Thị Hương. Anh Khê làm NVQS, chiến đấu giải phóng miền Nam, bị thương tật được hưởng chế độ thương binh.
Đỗ Văn Nghi, vợ là Nguyễn Thị Vân, sinh được 4 trai, 1 gái là Đỗ Văn Hán, Đỗ Văn Hòa, Đỗ Văn Hợp, Đỗ Văn Hiệu và Đỗ Thị Hanh. Anh Nghi học hết cấp 2 phổ thông. Năm 1964 vào công tác Trường Cơ điện, 1968 làm NVQS. Giải phóng miền Nam thắng lợi, anh lại về Trường Cơ điện công tác đến năm 1984 thì nghỉ hưu. Năm 1989, dân bầu anh làm Đội trưởng sản xuất nông nghiệp. Gần 30 năm cống hiến sức lực cho xã hội, anh được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương. Bản chất anh Nghi thật thà, cởi mở với bà con trong Họ, ngoài làng. Anh Nghi cùng với ông Ngại, anh Khôi, được Họ tín nhiệm bầu vào Ban thường trực ngay từ những ngày đầu phục hồi truyền thống cha ông. Ngoài xã hội, anh Nghi là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đỗ Văn Tuyên, vợ là Hà Thị Ong sinh được 2 gái là Đỗ Thị Loan và Đỗ Thị Thanh (mất sớm). Anh Tuyên học hết phổ thông, vào Trường Nghiệp vụ Kế toán, ra trường về công tác tại Công ty XNK Cao Bằng và định cư tại Cao Bằng. Tuy ở xa nhưng anh luôn quan tâm tới công việc của Họ ở quê nhà, dành tình cảm sâu nặng với bà con nội tộc.
Đỗ Văn Diễn, vợ là Đỗ Thị Thuận sinh được 1 trai, 1 gái là Đỗ Văn Thịnh và Đỗ Thị Thúy. Anh Diễn học hết cấp 1 phổ thông, làm nông nghiệp, cần cù, hiền lành, tích cực tham gia mọi hoạt động của Họ.


CHI HANH

Thế hệ 5
Thế hệ 6
Thế hệ 7
Thế hệ 8










Đỗ Phúc Thọ
Nguyễn Diệu Thái
Nguyễn Diệu Mỗ







Đỗ Phúc Nghị
Hoàng Diệu Thế
Nguyễn Diệu Thu


Đỗ Văn Hy
Lê Diệu Khang
Nguyễn Diệu Trứ
Đỗ Quang Thùy
Đỗ Văn Ngữ
Đỗ Thị Kham
Đỗ Thị Quy
Đỗ Thị Chuật
Đỗ Thị Tẽo
Đỗ Thị Trữ
Đỗ Văn Nhiêu
Ngô Thị Ý
Đỗ Thị Quản
Đỗ Thị Nghĩ


Đỗ Văn Phong
Lê Thị Nhu
Đỗ Văn Nghệ
Đỗ Văn Kiêm
Đỗ Văn Kỳ
Đỗ Như Phượng
Đỗ Văn Năm
Đỗ Xuân Mai
Đỗ Như Ngọc
Đỗ Văn Soạn
Đỗ Văn Chứ

Đỗ Văn Minh
Đỗ Văn Đạt


Đỗ Khắc Nhượng
Nguyễn Diệu Chính

Đỗ Văn Cung
Đỗ Văn Cạch
Đỗ Văn Chí
Đỗ Quang Trung
Đỗ Văn Kiệm
Đỗ Văn Cần
Đỗ Văn Nhân

Đỗ Văn Lương

Đỗ Văn Y


Đỗ Văn Giản
Đỗ Văn Khiêm
Đỗ Văn Chiêm
Đỗ Văn Tỉnh
Đỗ Văn Thường
Đỗ Thị Cài


CHI HANH
(chi cụ Đỗ Văn Hy thế hệ 7)

Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11










Đỗ Quang Thùy
Nguyễn Thị Bá



Đỗ Quang Nhạ
Hoàng Thị Tiềm
Đỗ Thị Hợi
Nguyễn Văn Đồng

Đỗ Quang Minh
Nguyễn Thị Hạ
Đỗ Thị Hường
Đỗ Quang Chính
Đỗ Thị Quỳnh
Đỗ Quang Dũng
Đặng Thị Loan
Đỗ Mạnh Cường
Đỗ Thị Hồng Vân
Đỗ Thị Hồng Hạnh
Đỗ Quang Thực






Đỗ Quang Hỗ
Nguyễn Thị Văn
Đỗ Quang Từ
Trần Thị Tuyết
Đỗ Minh Sơn
Đỗ Thị Minh Nguyệt
Đỗ Thu Thủy
Đỗ Thị Điển
Ngô Văn Hợi

Đỗ Thị Phú
Nguyễn Văn Dầu

Đỗ Thị Quý
Nguyễn Văn Tuyến

Đỗ Quang Huân
Nguyễn Thị Bình
Đỗ Minh Tuấn
Đỗ Thu Giang


Đỗ Quang Hoan
Đỗ Thị Nha
Đỗ Thị Bảo
(tức Bảo Ngọc)
Đỗ Thị Môn
Nguyễn Văn Tạo

Đỗ Quang Hân
Nguyễn Tuyết Thảo
Đỗ Xuân Hảo
Đỗ Quỳnh Hoa
Đỗ Quang Huy
Đỗ Mạnh Hiếu
Nguyễn Thị Thạch
Đỗ Quang Hiệp
Đỗ Mạnh Hải
Đỗ Nguyên Hồng
Nguyễn T Tú Anh
Đỗ Quang Hà
Đỗ Đức Hạnh
Đỗ Mai Hưng
Phạm Thị Phương
Đỗ Minh Hiền
Đỗ Ngọc Hường
Đỗ Ngọc Hương
Nguyễn Hoài Văn

Đỗ Lệ Hằng
Đào Đức Doãn

Đỗ Mạnh Hùng

Đỗ Trọng Hiển






Đỗ Quang Hài
Trần Thị Tâm
Đỗ Quang Tiến
Trần Thị Khoát
Đỗ Phú Cường
Đỗ Hồng Quân
Đỗ Thị Quỳnh
Đỗ Quang Tùng
Lê Thị Hường
Đỗ Xuân Lộc
Đỗ Thị Ngân
Trịnh Xuân Mạnh

Đỗ Thị Nga
Nguyễn Trung Thành

Đỗ Quang Hải


CHI HANH
(chi cụ Đỗ Văn Hy thế hệ 7) (tiếp)

Thế hệ 8
Thế hệ 9

Thế hệ 10

Thế hệ 11









Đỗ Văn Ngữ
Nguyễn Thị Lai
Lê Thị Hành
Đỗ Thị Hoàn
Đỗ Cao Luận
Nguyễn Thị Yết


Đỗ Thị Thận
Ngô Văn Nhỉ

Đỗ Hòa Bình
Nguyễn Thị Thìn
Đỗ Văn Long
Đỗ Văn Việt
Đỗ Thị Yên
Nguyễn Văn Hùng

Đỗ Cao Quyền
Nguyễn Thị Đạo
Đỗ Thắng
Đỗ Lợi
Đỗ Thị Thúy
Đỗ Cao Thế
Nguyễn Thị Hiên
Đỗ Tiến
Đỗ Chiến
Đỗ Cao Toản
Đỗ Thị Giỏi
Đỗ Tùng
Đỗ Thị An
Đỗ Thị Hằng
Đỗ Thị Toan
Đỗ Văn Phê

Đỗ Thị Bội
Đỗ Năng Thức
Nguyễn Thị Mỹ


Đỗ Thị Mai

Đỗ Việt Hồng
Nguyễn Thị Hà
Đỗ Việt Hưng
Đỗ Tuấn Minh
Đỗ Thị Liên

Đỗ Thị Loan
Nguyễn Văn Tuấn

Đỗ Thị Giao
Đỗ Năng Thoại
Đỗ Thị Ngát


Đỗ Kim Thành
Ngô Thị Phận
Đỗ Đức Thuận
Đỗ Thị Hòa
Đỗ Thị Hồng Khanh
Ngô Xuân Bình

Đỗ Minh Tuấn
Đỗ Thị Thuận
Đỗ Việt Tiệp
Đỗ Thị Hiệp
Đỗ Quốc Khánh
Nguyễn Thị Lan
Đỗ Văn Duy
Đỗ Văn Khuyến
Hoàng Thị Kiều
Đỗ Quốc Ánh
Đỗ Văn Khuyên

Đỗ Thị Phương




CHI HANH

(chi cụ Đỗ Văn Phong thế hệ 7)

Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11







Đỗ Văn Nghệ
Hoàng Thị An
Hoàng Thị Chiêm



Đỗ Văn Thụ
Đinh Thị Lư
Đỗ Thị Mậu
Lại Nam Long

Đỗ Đức Căn
Nguyễn Bích Lan
Đỗ Nguyễn Trâm Anh.
Đỗ Chí Thiện
Đỗ Nguyễn Anh Thư
Đỗ Thị Liên
Nguyễn Đức An

Đỗ Thị Diệp
Phạm Văn Dật

Đỗ Thị Bích
Hồ Đắc Dung

Đỗ Văn Lâm
Trầnh Trinh Tuyết
Đỗ Ngọc Thùy Linh
Đỗ Thị Chắt
Hoàng Văn Tiếp


Đỗ Đình Kế


Đỗ Kim Chi
Phạm Quang Phong








Đỗ Văn Kiêm
Ngô Thị Thịnh
Đỗ Thị Lộc
Nguyễn Hữu Lược






Đỗ Tất Lợi
Lê Thị Bẩy
Đỗ Tất Hùng
Nghiêm Thu Trang
Đỗ Lan Hạnh
Đỗ Ngọc Hải
Đỗ Quý Hương
Nguyễn Duy Dinh

Đỗ Tất Tạo
Đào Thị Phụng
Đỗ Tất Thành
Đỗ Thùy Phương
Đỗ Tất Thắng
Tạ Thị Thuần
Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Thủy
Đỗ Tất Hưng
Đỗ Hữu Đức
Nguyễn Thị Lan Anh
Đỗ Ngọc Ánh
Đỗ Trọng Nhân
Đỗ Thanh Bình
Lê Hiển

Đỗ Hữu Bảo


Đỗ Thị Diệu
Lê Đức Phúc


Đỗ Thị Doanh
Trần Vân Phi










Đỗ Văn Kỳ
Trần Thị Đờn
Ngô Thị Kỹ
Trần Thị Thược





Đỗ Văn Rỵ
Lại Thị Tố Nga
Đỗ Minh Trang
Trần Mạnh Hùng

Đỗ Thị Đoan Trang
Bùi Nguyên Tường

Đỗ Tấn
Hinh Thị Nguyệt Vân

Đỗ Thị Thu Trang
Trần Minh Đức

Đỗ Thị Kiều Trang
Nguyễn Duy Vũ

Đỗ Thị Dậu
Vũ Văn Khoa


Đỗ Thị Sửu
Đỗ Tiến


Đỗ Văn Trừ
Nguyễn Thị Quỳnh


Đỗ Thị Dần


Đỗ Thị Thảo


Đỗ Như Phượng
Ngô Thị Tôn
Ngô Thị Oanh
Đỗ Như Lân
Phạm Thị Lê Thảo
Nguyễn Thanh An
Đỗ Thị Thu Thủy
Phạm Đức Hiền

Đỗ Thăng Long
Đỗ Lidia Kujda
Đỗ Tuấn Linh Léonard






Đỗ Văn Năm
Nguyễn Thị Lan
Đỗ Kính Tùng
Nguyễn Thị Lệnh
Đỗ Minh Sơn
Lại Thị Kim Thoa
Đỗ Thùy Linh
Đỗ Huy Hoàng
Đỗ Thu Hương
Đỗ Xuân Quang

Đỗ Như Bách
Trần Thị Thịnh
Đỗ Hải Yến
Nguyễn Văn Khoa

Đỗ Hải Châu



Đỗ Thanh Lịch
Vũ Thị Trang
Đỗ Vũ Anh Thư
Lê Kim Anh

Đỗ Vũ Hùng
Trần Cẩm Hòa

Đỗ Vũ Anh Thi
Trần Bá Bạch

Đỗ Xuân Mai
Nguyễn Thị Quy
Nguyễn Thị  Bông
Nguyễn Bích Vân
Nguyễn Thanh Nguyên 


Đỗ Thành Khôi


Đỗ Tú Anh







Đỗ Như Ngọc
Trần Thị Trọng
Lê Thị Nội
Đỗ Phúc Yên
Nguyễn Kim Cúc
Đỗ Ngọc Diệp

Đỗ Thái Bình
Tô Minh Nguyệt
Đỗ Bình Dương
Đỗ Nguyệt Hà

Đỗ Thị Bắc Ninh
Dương Tiến Thọ


Đỗ Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu
Đỗ Huy
Đỗ Dũng
Michael Đỗ

Đỗ Thị Bắc Giang
Lê Kim Đĩnh


Đỗ Lạng Sơn
Phạm Thị Hiển
Đỗ Phạm Hoàng
Đỗ Thu Hương

Đỗ Tuyên Quang
Nguyễn Thị Phụng


Đỗ Thị Hà Đông


Đỗ Hải Dương
Lương Thanh Bình
Đỗ Bình Minh
Đỗ Thúy Nga

Đỗ Phú Thọ
Nguyễn Thị Hậu
Đỗ Khánh Linh
Davis Đỗ

Đỗ Hồng Hà
Nguyễn Khắc Hường


Đỗ Hiền Lương
Nguyễn Văn Tâm




CHI HANH
(chi cụ Đỗ Văn Minh thế hệ 7)

Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11










Đỗ Văn Đạt
Ngô Thị Du



Đỗ Văn Tôn
Ngô Thị Mưu
Đỗ Thị Kính
Nguyễn Văn Áp

Đỗ Thị Thân
Đỗ Văn Đinh

Đỗ Văn Tâm

Đỗ Thị Tính
Hoàng Văn Diên

Đỗ Thị Toán
Nguyễn Văn Khôi

Đỗ Văn Chiến
Đỗ Thị Dệt
Đỗ Văn Trường
Đỗ Thị Giang
Đỗ Thị Hằng
Đỗ Văn Tân
Đỗ Thị Kết
Đỗ Thị Đoàn
Đỗ Văn Viên
Đỗ Thị Phượng
Ngô Văn Tuyên


Đỗ Thị Nhạn
Đỗ Văn Như






Đỗ Văn Tạo
Ngô Thị Tùi
Đỗ Văn Lịch
Ngô Thị Hùng
Đỗ Văn Hải
Đỗ Lương
Đỗ Văn Long
Đỗ Văn Đức
Đỗ Văn Vạn
Đỗ Thị Vụ
Đỗ Văn Quân
Đỗ Thị Nguyên
Đỗ Thị Nguyệt
Đỗ Văn Quyền
Đỗ Văn Liên
Nguyễn Thị Hải
Đỗ Văn Tuấn
Đỗ Văn Dũng
Đỗ Văn Sỹ
Đỗ Thị Hương
Đỗ Văn Thành
Nguyễn Thị Quyến
Đỗ Văn Trung
Đỗ Văn Hoan
Đỗ Văn Hanh
Nguyễn Thị Huyền
Đỗ Văn Huy
Đỗ Thị Trang
Đỗ Thị Bẩy

Đỗ Thị Chín



CHI HANH
(chi cụ Đỗ Văn Cung thế hệ 7)

Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11
Đỗ Văn Cạch
Bùi Thị Mỹ Tình
Đỗ Văn Kim


Đỗ Văn Cương


Đỗ Văn Ngân







Đỗ Văn Chí
Nguyễn Diệu Thoái
Đỗ Văn Tín
Hoàng Thị Nội
Đỗ Thị Bé
Đỗ Thị Hương
Ngô Văn Hiệu

Đỗ Văn Ái (tức Đỗ Văn Hồng)


Đỗ Thị Mộ
Nguyễn Văn Hách






Đỗ Ngọc Ngại
Đặng Thị Tiêm
Đỗ Minh Hiếu
Đinh Thị Mỵ
Đỗ Minh Hiến
Đỗ Thị Hà
Đỗ Minh Thảo
Trương Thị Trâm
Đỗ Thị Phương
Đỗ Minh Thanh
Đỗ Thị Nguyên
Ngô Văn Khanh

Đỗ Thị Hằng
Nguyễn Văn Hồng

Đỗ Minh Hiền

Đỗ Văn Sỹ




Đỗ Duy Hùng
Trịnh Thị Lan
Đỗ Thị Thúy

Đỗ Văn Huy
Nguyễn Thị Đích
Đỗ Thị Linh
Đỗ Thị Huyền
Nguyễn Văn Thảo

Đỗ Thị Hòa
Nguyễn Văn Vân

Đỗ Văn Thuận






Đỗ Quang Trung
Hoàng Thị Nhỡ
Đỗ Thị Hải
Nguyễn Văn Trường




Đỗ Như Sơn
Nguyễn Thị Chiêm
Đỗ Thị Điển
Đỗ Thị Dung
Đỗ Thị Hoa
Đỗ Văn Anh
Đỗ Văn Hào
Đỗ Kim Liên
Đỗ Văn Đắc
Đỗ Thị Đức

Đỗ Như Lâm
Ngô Thị Thu
Đỗ Văn Thắng
Đỗ Thị Hiền
Đỗ Thị Hòa

Đỗ Thị Lý
Tạ Ngọc Bảo





CHI HANH
(chi cụ Đỗ Văn Kiệm thế hệ 7)

Thế hệ 8

Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11


Đỗ Văn Cần
Phan Thúy Khảm
Đỗ Thị Dụt
Đỗ Văn Phát


Đỗ Thị Cừ
Nguyễn Văn San


Đỗ Thị Vòng
Nguyễn Văn Tăng



CHI HANH
(chi cụ Đỗ Văn Khiêm thế hệ 7)

Thế hệ 8

Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11

Đỗ Văn Chiêm

Đỗ Vă Mùa




 Thế hệ thứ 7:
Đỗ Văn Hy, gia tư kinh tế khá giả, học rộng tài cao, lương thiện, nuôi con ăn học thành đạt cao.
Đỗ Văn Nhiêu, tính tình hiền hòa, học rộng, làm chánh tổng, cụ sinh được 2 gái, không có con trai.
Đỗ Văn Phong, có trình độ học vấn Hán-Nôm cao, dạy học, bốc thuốc, tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục, năm 1911 bị đày sang đảo Guyan (Nam Mỹ), đóng bè vượt ngục về Trung Quốc rồi 1925 về Nam Bộ, tiếp tục hoạt động ở vùng Long Xuyên, sau được phân công về tỉnh Bạc Liêu để hoạt động nâng cao dân trí, tuyên truyền chống Pháp. Ngày 26 tháng 10 năm Canh Ngọ (15-12-1930) cụ mất, thọ 70 tuổi. Thời gian cụ vắng nhà, cụ bà Lê Nhị Nhu đã chèo chống, nuôi dạy 7 người con trai thành đạt, nổi tiếng một vùng.
Đỗ Văn Chứ, Đỗ Văn Minh làm phú ông, an phận thủ thường nuôi con ăn học.
Đỗ Văn Cung, có trình độ học vấn cao, mở trường dạy học, nhiều người ở xa như Phù Trì, Chi Đông, Bảo Tháp... và con em nhân dân trong vùng đến học. Dân làng nhiều người đến hỏi cụ phép “đối nhân xử thế”, cụ đều chỉ bảo tận tình. Cụ sinh được 5 trai, 1 gái. Gia đình khá giả, nuôi con ăn học trưởng thành. Cụ thọ trên 70 tuổi.
Đỗ Văn Kiệm sinh được 1 trai, 3 gái, dạy học chữ Nho. Tính tình vui vẻ, hòa nhã, cởi mở. Thọ 70 tuổi.
Đỗ Văn Khiêm, sinh được 1 con trai.
Đỗ Văn Tỉnh sinh được 1 con trai. Hai cụ an phận thủ thường, làm ruộng nuổi con ăn học.
Thế hệ thứ 8:
Đỗ Quang Thùy là trưởng họ CHI HANH còn gọi là Đỗ Tứ Chi, cụ bà Nguyễn Thị Bá, sinh được 4 người con trai. Gia đình khá giả, các con của cụ đều được ăn học, đỗ đạt cao. Cụ Thùy là một trưởng họ mẫu mực, dung hòa được các thành viên trong họ, thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng thoải mái. Với kẻ ăn, người ở, cụ rất bao dung, độ lượng. Địa vị xã hội: cụ làm Thủ bạ nhiều năm. Hai cụ lao động cần cù, tiết kiệm. năm 1955, trong Cải cách ruộng đất, gia đình bị quy là địa chủ, bị tịch thu toàn bộ nhà cửa ruộng vườn và gia đình bị đuổi đi nơi khác. Đến năm 1957, sửa sai, gia đình được trả lại 70% tài sản. Tuy nhiên các con của cụ vẫn bị ảnh hưởng chính trị trên đường tiến thân.
Đỗ Văn Ngữ, cụ bà là Nguyễn Thị Lai sinh được 4 trai, 3 gái, cụ bà hai là Lê Thị Hành sinh được 1 gái. Cụ Ngữ tính tình thẳng thắn, nghiêm khắc nhưng độ lượng, khoan dung. Gia tư khá giả, gia thất đàng hoàng, nuôi con ăn học đỗ đạt cao, cụ tham gia tích cực công việc của Họ. Cụ ông thọ 70 tuổi, hai cụ bà thọ trên 80 tuổi. Lúc sinh thời, cụ làm Lý trưởng, điều hành công việc hành chính, pháp lý ở địa phương.
Đỗ Văn Nghệ (1883-1920), cụ bà là Hoàng Thị An và Hoàng Thị Chiêm sinh được 2 trai, 3 gái. Cụ Nghệ mất sớm (5/3) lúc 37 tuổi. An táng Lương Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội.
Đỗ Văn Kiêm (1887-1958), cụ bà là Ngô Thị Thịnh, sinh được 2 trai, 3 gái. Sinh thời làm sở Địa chính Phúc Yên, lập ấp Mai Lĩnh ở Lập Trí, Minh Trí với một mô hình tiến bộ, nhận trẻ mồ côi ở Dục Anh về nuôi đến khi trưởng thành lại xây dựng gia đình cho mọi người. Cụ Kiêm giao thiệp rộng, bộc trực dễ gây oán với người mới biết. Cụ là người cầm trịch cho việc giữ gia phong của nhà Mai Lĩnh. Năm 1954, cụ di cư vào Nam và mất ngày 28/01 ở trong đó, thọ 71 tuổi. An táng Phù Xá - Sóc Sơn - Hà Nội.
Đỗ Văn Kỳ (1891-1947), cụ bà là Trần Thị Đờn, Ngô Thị Kỹ, Trần Thị Thược sinh được 1 trai, 3 gái. Cụ Kỳ là người can đảm, tự tin, phiêu lưu, bộc trực, người sáng lập, tổ chức cơ sở Mai Lĩnh ở khắp nơi Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn. Công việc đang tiến triển thuận lợi, năm 1946 cụ về Bắc, toàn quốc kháng chiến, bị kẹt lại ở Hà Nội và mất ngày 28/7/1947, thọ 56 tuổi. An táng Xuân Mai - Vĩnh Phúc.
Đỗ Như Phượng (1894-1955), cụ bà là Ngô Thị Tôn, Ngô Thị Oanh, sinh được 1 con trai. Cụ Phượng là một người con, người cha, người ông hiền hậu của gia đình Mai Lĩnh, là một thành viên mẫu mực trong Họ, là người hàng xóm láng giềng tốt bụng của dân làng. Là đại diện gia đình Mai Lĩnh ở Xuân Mai, Phúc Yên, trong CCRĐ (1955), cụ Phượng bị quy là địa chủ, gánh chịu tất cả những điều mà con cháu đã làm đối với chính sách CCRĐ cho là có tội, kết án 15 năm tù, tịch thu toàn bộ tài sản của cả nhà Mai Lĩnh, kể từ đó nhà Mai Lĩnh gần như bị xóa sổ ở làng Xuân Mai. Mất ngày 4/9 âm lịch sau một thời gian ở trại cải tạo, thọ 61 tuổi. An táng Xuân Mai - Vĩnh Phúc.
Đỗ Văn Năm (1900-1947), cụ bà là Nguyễn Thị Lan, sinh được 3 người con trai. Cụ là người chịu đựng, nhường nhịn, không tranh giành với ai. Lao động cần cù, xây dựng cơ nghiệp lớn, giám đốc Mai Lĩnh Hải Phòng, công việc đang tiến triển thuận lợi thì chiến tranh làm tiêu tan hết. Cụ mất ngày 30/4 năm Đinh Hợi (1947), thọ 47 tuổi. An táng Xuâm Mai - Vĩnh Phúc.
Đỗ Xuân Mai (1904-1978), cụ bà là Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bông, Nguyễn Bích Vân sinh được 1 trai, 2 gái. Thông minh, nhạy bén, hào phóng quá độ như cụ tự nhận xét. Có thời gian cụ làm tiên chỉ ở quê, đã cho xây dựng đường làng, trường học, giếng nước, cổng làng cho dân... Con cháu thấy ở cụ có nhiều tài: cụ không hề học trường Quốc gia Âm nhạc, thậm chí một lớp nhạc bình thường vậy mà cụ đã nhiều năm giữ chức Trưởng ban Cổ nhạc Bắc Phần của Đài phát thanh Sài Gòn trước giải phóng, đây cũng là điểm son trong đời cụ ngoài chức vụ Giám đốc Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội, như cụ thường kể. Cụ mất ngày 17 tháng 5, thọ 75 tuổi, di hài đặt tại Xá Lợi Phật Đài Thủ Đức - Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Như Ngọc (1909-1984), cụ bà là Trần Thị Trọng, Lê Thị Nội sinh được 7 trai, 5 gái. Cụ Ngọc nhu mì, chân thật, cần cù, chịu đựng, không tranh giành với ai. Trước năm 1946, đồng Giám đốc Mai Lĩnh Hải Phòng. Công việc tiến triển thuận lợi. Chiến tranh tàn phá, trở lại Hải Phòng với hai bàn tay trắng cuối năm 1954, rồi lại chiến tranh... Các cụ đã nuôi dạy các con thành tài trong hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt. Cuối đời, cụ Ngọc vào Nam sống với các con. Cụ mất ngày 30 tháng 10, thọ 75 tuổi, di hài đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm - Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Văn Đạt, cụ bà là Ngô Thị Du, sinh được 2 trai, 1 gái. Gia đình cụ Đạt làm ăn khá giả, các con cụ được ăn học đầy đủ, tính cụ vui vẻ đoàn kết, thân mật giúp đỡ đùm bọc anh em trong họ.
Đỗ Văn Cạch, cụ bà là Bùi Thị Mỹ Tình, sinh được 3 người con trai, 2 người đi xa, 1 người mất sớm. Cụ Cạch là người chân thật, cần cù, vất vả. Thọ 70 tuổi.
Đỗ Văn Chí, cụ bà là Nguyễn Thị Thoái, sinh được 4 trai, 2 gái. Cụ Chí đi lính sang Pháp năm 1914-1918. Năm 1945, cách mạng thành công, cụ làm đội trưởng tự vệ thôn Xuân Mai. Năm 1950-1953 cụ làm Tiên Chỉ trong chính quyền Quốc gia. Năm 1955, CCRĐ, cụ bị quy là địa chủ cường hào, phó bí thư huyển ủy Quốc Dân Đảng, tù 7 năm. Đến khi sửa sai, giải oan cho cụ thì cụ đã qua đời, thọ 64 tuổi. Cụ Chí là tấm gương sáng về giúp đỡ bà con xóm làng lúc hoạn nạn. Nhờ biết ngoại ngữ, cụ đã cứu được nhiều người trong làng cũng như trong vùng như Chi Đông, Bảo Tháp, Ngọc Trì... thoát khỏi tay giặc. Tính cụ nóng nảy, thẳng thắn mà nhân đạo, cụ không phù thịnh mà cũng chẳng phù suy, uy vũ không khuất phục.
Đỗ Quang Trung, cụ bà là Hoàng Thị Nhỡ, sinh được 2 trai, 2 gái. Cụ Trung đem vợ con đi Hải Phòng mở cửa hiệu bán sách báo. Năm 1946 về nhà làm nông nghiệp, nuôi con ăn học trưởng thành.
Đỗ Văn Chiêm, cụ bà là..? Sinh được 1 con trai là Đỗ Văn Mùa, nay con cháu ở làng Thanh Trí, xã Minh Phú, Sóc Sơn.
Đỗ Văn Uy, cụ bà là...? Sinh được 1 người con trai. Gia đình cụ khá giả an phận thủ thường.
Thế hệ thứ 9:
Đỗ Quang Nhạ, bà là Hoàng Thị Tiềm, trưởng Họ tứ chi thế hệ thứ 9, sinh được 3 trai, 1 gái. Ông Nhạ hiền từ, nhu mì, thật thà, hòa thuận. Ông có học vị Dược sĩ cao cấp, trong kháng chiến phục vụ trong ngành Quân dược từ 1947. Ông đã từng làm việc ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Nội, Yên Bái, Vĩnh Yên, Phúc Yên với cương vị Trưởng phòng Dược chính. Năm 1975, ông nghỉ hưu. Hơn 40 năm công tác, ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương. Ông là một trưởng họ mẫu mực, một tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Ông Nhạ mất ngày 29/10 thọ 77 tuổi.
Đỗ Quang Hỗ, bà là Nguyễn Thị Văn, sinh được 2 trai, 3 gái. Ông Hỗ hiền lành, ít nói. Học hết phổ thông, ông làm nhà máy in 2 năm rồi về làm nông nghiệp, năm 1941-1945 ông làm trưởng bạ. Ông đầu tư sức lực nuôi con ăn học thành đạt: 3 cử nhân, 1 kỹ sư. Ông mất ngày 2/6 thọ 67 tuổi.
Đỗ Quang Hoan, bà là Đỗ Thị Nha, Đỗ Thị Bảo, sinh được 6 trai, 3 gái. Ông Hoan rất thông minh, tháo vát, giao thiệp rộng, hiểu biết nhiều. Năm 1946 ông tham gia Ban thông tin tuyên truyền của xã. Năm 1950-1954 dạy học phổ thông. 1956 tốt nghiệp Giáo viên dạy nghề ở Hà Nội. 1957 làm Chủ nhiệm HTX may mặc ở quận Hoàn Kiếm. 1980 nghỉ hưu, mở trường dạy nghề, miễn giảm học phí cho con em các gia đình thương binh, liệt sĩ, trẻ mồ côi. Hàng nghìn học sinh do ông đào tạo đã thành đạt. Ông tham gia Ban chấp hành Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam. Năm 1996 được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp chữ thập Đỏ Việt Nam. Ông Hoan tuy ở xa quê hương, nhưng lại là một trong những thành viên có nhiều nhiệt tình, gắn bó với Họ. Các con của ông Hoan đều thành đạt; có thể nói, ông có hạnh phúc nhiều hơn anh em trong Họ.
Đỗ Quang Hài, bà là Nguyễn Thị Tâm, sinh được 3 trai, 2 gái. Ông Hài nhu mì, mềm dẻo, giản dị nhưng cương quyết. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1959, ông được bổ nhiệm về dạy ở các trường phổ thông huyện Yên Lạc, huyền Bình Xuyên. Năm 1989 nghỉ hưu ở Hương Canh. Ông đã được tặng thưởng Huân chương và Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục. Tuy sống xa Họ, nhưng công việc của Họ, ông tham gia tích cực. Gia đình ông sống thật hạnh phúc.
Đỗ Cao Luận, bà là Nguyễn Thị Yết, sinh được 4 trai, 3 gái. Ông Luận người bộc trực, sống tình nghĩa. Tham gia du kích trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1955, trong CCRĐ, ông bị hưởng liên lụy đến bản thân do sự yêu ghét, cá nhân. Con đường duy nhất ông chọn là nuôi con ăn học, trưởng thành. Ngày nay các con ông đã trở thành kỹ sư, giám đốc... rất tiếc ông đã sớm vĩnh biệt cõi đời này, không được hưởng những thành quả mà ông đã dày công chăm bón. Ông mất ngày... tháng.... thọ... tuổi.
Đỗ Năng Thức, bà là Nguyễn Thị Mỹ, sinh được 1 trai, 3 gái. Ông dạy học cấp 1 phổ thông, được nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện. Cuộc đời ông cũng có nhiều thăng trầm vì sự ghen ăn, tức ở. Ông đã nuôi con ăn học thành đạt cao. Ông bà đã nghỉ hưu ở Vũng Tàu cùng con cháu.
Đỗ Văn Huấn bị giặc Pháp bắt, giam giữ ở Phúc Yên, chết năm 15 tuổi.
Đỗ Năng Thoại, bà là Đỗ Thị Ngát, sinh được 5 trai, 1 gái. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống ham học. Ông đỗ Tú tài và tốt nghiệp Sư phạm cấp 1. Ba mươi hai năm liên tục đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho các thế hệ của đất nước, sản phẩm thành quả của ông thật là vô giá. Nay ông đã nghỉ hưu. Trong Họ, ông là thành viên tích cực, Ủy viên Ban thường trực của Họ, ông có công lớn trong việc trùng tu nhà thờ Họ tứ chi năm 1998. Ngoài xã hội, ông trong Ban chấp hành Hội Người cao tuổi thôn Xuân Mai. Ông được tặng Huân chương Kháng chiến hạng 3, huy hiệu Vì sự nghiệp Giáo dục. Các con của ông đều thành đạt, ông bà sống rất hạnh phúc.
Đỗ Văn Thụ, bà là Đinh Thị Lư, sinh được 2 trai, 3 gái. Cháu đích tôn của chi nhà Mai Lĩnh. Tháo vát, sôi nổi, có trình độ quản lý kinh doanh, trước 1946, trợ thủ đắc lực của Mai Lĩnh Hà Nội. Năm 1954, vì gia đình bị đấu tố ở quê, bỏ lại cửa hàng kinh doanh lớn ở Phúc Yên, một cuộc ra đi xé lòng, di cư vào Sài Gòn sống bình thường. Con cái thành đạt. Ông Thụ mất ngày 23 tháng 8 năm Ất Mão (1975) thọ 62 tuổi. Di hài đặt tại Xá Lợi Phật Đài - Thủ Đức - Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Đình Kế, thông minh, học giỏi, được thưởng đi nghỉ mát ở Sầm Sơn bị chết đuối ngày 5/7 lúc 21 tuổi. An táng tại Xuân Mai, Phúc Thắng.
Đỗ Tất Lợi, bà là Lê Thị Bẩy, sinh được 4 trai, 2 gái. Hiếu học, say mê nghiên cứu khoa học. Tham gia kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu. Hòa bình lập lại (1954), ông về dạy ở Trường Đại học Dược Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Năm 1968 được Liên Xô phong học vị Tiến sĩ Dược học. Năm 1980, Nhà nước phong ông học hàm Giáo sư. Năm 1996, ông được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những công trình khoa học xuất sắc. Thành quả lao động và cả vinh quang của đời ông thể hiện trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Con cái thành đạt. Hiện nay nghỉ hưu tại Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Hữu Bảo, một thanh niên giàu lòng yêu nước, tham gia chống Pháp từ những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến. Hy sinh lúc 26 tuổi trên đường công tác ở Long Xuyên (1946).
Đỗ Văn Ry, bà là Lại Thị Tố Nga, sinh được 1 trai, 4 gái. Cuộc đời gặp nhiều không may, khó khăn, gian khổ. Quân nhân gương mẫu, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho con cháu sống gần ông trong thời chiến. Con cái thành đạt. Hiện nay cùng vợ con định cư ở Mỹ.
Đỗ Như Lân, bà là Phạm Thị Lê Thảo và bà kết là Nguyễn Thị Thanh An, sinh được 1 trai, 1 gái. Cuộc đời có nhiều nỗi bất hạnh. Dạy học 40 năm liên tục ở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, Sidi-Bel-Abbes (Algérie). Năm 1991 được Nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Năm 1996, Chủ tịch Nước tặng danh hiệu Nhà Giáo Ưu tú. Con cái thành đạt. Tích cực tham gia các công việc của Họ với tư cách cá nhân cũng như đại diện cho chi nhà Mai Lĩnh ở quê nhà.
Đỗ Kính Tùng, bà là Nguyễn Thị Lệnh, sinh được 1 trai, 1 gái. Hoạt bát, nỗ lực phấn đấu vượt qua gian khó trong cuộc sống, chuyên viên dược sĩ Đỗ Kính Tùng đã có nhiều đóng góp có giá trị trong ngành Y tế: phụ trách công tác quản lý kinh doanh dược phẩm của cả nước, tham gia giảng dạy cho cán bộ bổ túc Đại học và sau Đại học tại Trường Cán bộ Quản lý Y tế Hà Nội. Sau 40 năm công tác trong ngành Y tế, ông đã nghỉ hưu, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại. Các con đều thành đạt. Ông, bà nghỉ hưu tại Hà Nội.
Đỗ Như Bách, bà là Trần Thị Thịnh, sinh được 2 con gái. Nhờ suy nghĩ tìm tòi và óc sáng tạo, dược sĩ Đỗ Như Bách có nhiều sáng kiến trong việc cải tiến các thiết bị cơ khí trong sản xuất thuốc, góp phần xây dựng xí nghiệp nơi mình công tác thành một trong những xí nghiệp mạnh của ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Các con đều thành đạt. Ông đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương và bằng khen của nhà nước. Ông và bà đã nghỉ hưu tại Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Thanh Lịch, bà là Vũ Thị Trang, sinh được 1 trai, 2 gái. Thông minh, táo bạo, thành công nhiều nhưng cũng không ít vấp váp. Các con đều thành đạt. Hiện nay gia đình định cư tại Mỹ.
Đỗ Thành Khôi, rất thông minh, có cá tính. Từ tháng 4/1975 mất liên lạc!
Đỗ Phúc Yên, bà là Nguyễn Kim Cúc, có 1 con gái. Thông minh, học giỏi, khéo tay, lập gia đình muộn. Là kỹ sư cơ khí nhiều tài năng, giàu sáng tạo của xí nghiệp mình công tác. Ông đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương và bằng khen của nhà nước. Hiện nay ông bà công tác tại Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Thái Bình, bà là Tô Minh Nguyệt, sinh được 1 trai, 1 gái. Rất thông minh, giỏi kỹ thuật, giỏi kinh doanh, nhiều cống hiến cho ngành biển, ngành cứu hộ ở Việt Nam. Các con đều học giỏi. Hiện nay ông bà công tác tại Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Thái Nguyên, bà là Nguyễn Thị Thu, sinh được 3 trai. Thông minh, học giỏi, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí. Hiện nay gia đình định cư tại Mỹ.
Đỗ Lạng Sơn, bà là Lê Thị Hiển, sinh được 1 trai, 1 gái. Thông minh, tháo vát, kỹ sư Sơn đã tạo dựng được một gia đình khá giả, nhà cửa khang trang. Các con thành đạt. Hiện nay ông bà công tác tại Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Tuyên Quang, bà là Nguyễn Thị Phụng. Học giỏi. Tốt nghiệp Đại học Hàng hải. Hiện nay gia đình định cư tại Mỹ.
Đỗ Hải Dương, bà là Lương Thanh Bình, sinh được 2 con gái. Học giỏi. Kỹ sư điện. Hiện nay gia đình định cư tại Canada.
Đỗ Phú Thọ, bà là Nguyễn Thị Hậu, sinh được 1 trai, 1 gái. Hiền lành, chăm chỉ. Kỹ sư cơ khí. Nuôi các con học giỏi. Hiện nay gia đình định cư tại Canada.
Đỗ Văn Tôn, bà là Ngô Thị Mưu, sinh được 3 trai, 3 gái. Hiền lành, hăng hái tham gia mọi việc của anh em bà con trong Họ. Ông bà đều thọ trên 60 tuổi. An táng tại nghĩa trang Xuân Mai.
Đỗ Văn Tạo, bà là Ngô Thị Tùi, sinh được 5 trai, 2 gái. Tính tình điềm đạm, cần cù, giản dị, lao động tích cực làm ra nhiều của cải để tạo dựng cho các con đều trưởng thành. Hiện nay gia đình định cư tại Hiền Lương.
Đỗ Văn Tín, bà là Hoàng Thị Nội, sinh được 1 con gái. Tính tình hiền lành, có nhiều tình cảm sâu sắc với cha mẹ, và các em. Ông là trụ cột của gia đình, cần cù lao động cho bố mẹ và các em. Năm 1946, gia nhâp quân giải phóng rồi bị thương ở mặt trận Trần Hưng Đạo, được đưa về Quân Y viện Phúc Trừu, Thái Nguyên và hy sinh tại đó. Tháng 3 năm 1996, gia đình đưa hài cốt ông về nghĩa trang liệt sĩ Phúc Thắng.
Đỗ Văn Hồng (tức Đỗ Văn Ái), năm 18 tuổi tình nguyện đi Vệ quốc quân năm 1945, tham gia tiễu phỉ tại Vĩnh Yên. Năm 1946, chiến đấu hy sinh tại mặt trận Sơn La.
Đỗ Ngọc Ngại, bà là Đặng Thị Tiêm, sinh được 4 trai, 2 gái. Tính tình thẳng thắn, thật thà, thuyết phục, nói với ai không đồng ý thôi không tranh luận. Học hết phổ thông, năm 1959 tốt nghiệp y tá, năm 1969 học bổ túc kết toán tài chính, năm 1975 học trường Kinh tế Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú. Hơn 20 năm thực thi các ngành nghề ông đã học, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chông Mỹ hạng 3. Với anh em trong Họ, ông đều quý trọng. Bị ảnh hưởng do gia đình bị quy oan trong CCRĐ, ông có những hạn chế trong bước đường công danh, tuy vậy đến nay gia thất của ông rất đàng hoàng, các con thành đạt.
Đỗ Duy Hùng, bà là Trịnh Thị Lan, sinh được 2 trai, 3 gái. Học hết phổ thông, năm 1957 ông đi làm NVQS đợt thí điểm đầu tiên của cả nước. Năm 1960, học Trường Cơ giới Thủy lợi, ra trường ông công tác ở nhiều miền đất nước: Hà Tây, Vĩnh Phú, Điện Biên, Thái Nguyên, Thanh Hóa. 20 năm công tác liên tục, ông đã tham gia xây dựng nhiều công trình cho đất nước, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương hạng 2. Trong Họ, ông là một thành viên tích cực, giúp đỡ anh em không nề hà. Nay ông đã nghỉ hưu tại quê nhà.
Đỗ Như Sơn, bà là Nguyễn Thị Chiêm, bà kế là Đỗ Thị Điển, sinh được 2 trai, 4 gái. Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, ông đi thực tập tại Liên Xô. Về nước làm Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp Vĩnh Phú, sau chuyển về Trường Đại học Sư phạm Xuân Hòa, làm Chủ tịch Công đoàn, được phong hàm Giáo sư.
Đỗ Như Lâm, bà là Ngô Thị Thu, sinh được 1 trai, 2 gái. Hăng hái lên đường nhập ngũ giải phóng miền Nam, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Phục viên trở về địa phương, hưởng chế độ thương binh.
Đỗ Văn Mùa, sinh được 9 người con. Theo cha định cư ở Thanh Trí, xã Minh Phú hàng chục năm nay.
Thế hệ thứ 10 (từ thế hệ thứ 10 trở đi, không có lời ghi chú cho những người chưa thành lập gia đình hoặc còn ít tuổi, vì sẽ có nhiều thay đổi trong cuộc sống).
Đỗ Quang Minh, vợ là Nguyễn Thị Hạ, sinh được 1 trai, 2 gái. Cháu đích tôn và là trưởng Họ tứ chi. Sau khi đỗ tú tài, anh vào học trường Trung cấp kỹ thuật. Ra trường, về Thái Nguyên công tác, làm Phó giám đốc Công ty Vật liệu xây dựng. Lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở mặt trận biên giới, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh có nhiều công lao trong công việc trùng tu nhà thờ Họ tứ chi.
Đỗ Văn Dũng, vợ là Đặng Thị Loan, sinh được 1 trai, 2 gái. Đỗ tú tài, vào học trường dạy nghề Việt-Xô, nhập ngũ lên mặt trận Tây Bắc. Hiện nay công nhân nhà máy Toyota.
Đỗ Quang Từ, vợ là Nguyễn Thị Tuyết, sinh được 1 trai, 2 gái. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, anh được bổ nhiệm dạy học Trường cấp III Yên Bái, sau về Trường cấp III Kim Anh và Phúc Yên. Trong nội tộc, anh tham gia mọi công việc.
Đỗ Quang Huân, vợ là Nguyễn Thị Bình, sinh được 1 trai, 1 gái. Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp về công tác tại Phòng Nông nghiệp huyện Mê Linh, Vĩnh Phú. Anh mở cửa hàng thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật tiến triển tốt, gia đình khá giả. Anh có nhiều đóng góp cho công việc chung của Họ.
Đỗ Quang Hân, vợ là Nguyễn Thị Thảo, sinh được 1 trai, 2 gái. Học xong phổ thông, lên đường nhập ngũ, sĩ quan hải quân. Phục viên sang Liên Xô học, về nước làm giáo viên dạy nghề và mở cửa hàng kinh doanh. Có nhiều gắn bó với quê hương, được cảm tình tốt của bà con trong Họ.
Đỗ Quang Hiếu, vợ là Nguyễn Thị Thạch, sinh được 2 trai. Học hết phổ thông, anh Hiếu học nghề lái xe, hiện nay đầu tư xây dựng nhà in lớn ở Hà Nội.
Đỗ Hòa Bình, vợ là Nguyễn Thị Thìn, sinh được 2 con trai. Học hết phổ thông, lên đường nhập ngũ giải phóng miền Nam, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phục viên, vào học Khoa Thú y, ĐHNN, tốt nghiệp về làm Giám đốc Nông trường chăn nuôi T80, Phó ban Khuyến nông huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Anh có cửa hàng bán thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương rất có uy tín.
Đỗ Cao Thế, vợ là Nguyễn Thị Hiên, sinh được 2 trai. Học hết cấp II phổ thông, lên đường làm NVQS. Xuất ngũ về địa phương làm trợ lý đắc lực cho cửa hiệu của anh Bình.
Đỗ Văn Quyền, vợ là Nguyễn Thị Đạo, sinh được 2 con trai. Học xong phổ thông vào học trường Trung cấp Địa chất. Ra trường vào công tác tại Tây Ninh, Nam Bộ sau về làm nông nghiệp. Cần cù lao động, gia đình khá giả, tích cực tham gia công việc của Họ.
Đỗ Văn Toản, vợ là Đỗ Thị Giỏi, sinh được 1 trai, 2 gái. Tính tình khiêm tốn, hiền hậu. Học hết cấp II, ở nhà làm nông nghiệp. Gia đình khá giả.
Đỗ Việt Hồng, vợ là Nguyễn Thị Hà, sinh được 1 con trai. Thông minh, hiếu thảo. Thạc sĩ tiếng Anh, Trưởng khoa Ngoại ngữ Trường Du lịch Vũng Tàu. Hiện nay gia đình anh định cư tại Vũng Tàu.
Đỗ Kim Thành, vợ là Ngô Thị Phận, sinh được 1 trai, 1 gái. Học hết cấp III, lên đường nhập ngũ, chống chiến tranh biên giới, quân hàm Thượng sĩ, trung đội trưởng. Giải ngũ, về làm nông nghiệp. Tham gia mọi công việc của Họ.
Đỗ Minh Tuấn, vợ là Đỗ Thị Thuận, sinh được 1 trai, 1 gái. Học hết cấp III, đi NVQS, xuất ngũ cấp bậc Thượng sĩ, làm nông nghiệp, gia đình khá giả.
Đỗ Đức Căn, vợ là Nguyễn Thị Lan, sinh được 1 trai, 2 gái. Tính tình sôi nổi, nhạy bén với thời cuộc, có tâm huyết với gia tộc. Anh là cháu đích tôn của gia đình Mai Lĩnh. Tù Côn Đảo trong thời gian miền Nam còn tạm thời chia cắt. Hiện nay công tác tại Viện Bảo tàng Lịch sử Tp.Hồ Chí Minh. Gia đình khá giả, định cư ở Tp.Hồ Chí Minh.
Đỗ Tất Hùng, vợ là Nghiêm Thu Trang, sinh được 1 trai, 1 gái, tốt nghiệp Tổng hợp Toán tại Liên Xô, thành thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Nga... Gia đình khá giả, định cư ở Hà Nội.
Đỗ Tất Tạo, vợ là Đào Thị Phụng, sinh được 1 trai, 1 gái. Bác sĩ nội trú bệnh viện Paris, bác sĩ Khoa Gây mê Hồi sức, bệnh viện Việt Đức. Gia đình khá giả, định cư ở Hà Nội.
Đỗ Tất Thắng, vợ là Tạ Thị Thuận, sinh được 1 trai, 2 gái. Tháo vát, tự tin, đã làm là thành công. Gia đình khá giả, định cư ở Hà Nội.
Đỗ Hữu Đức, vợ là Nguyễn Thị Lan Anh, sinh được 1 gái, 1 trai. Phó tiến sĩ KHKT. Gia đình khá giả, định cư ở Hà Nội.
Đỗ Thăng Long, vợ là Lidia Kujda Đỗ, sinh được 1 trai. Kỹ sư quang điện tử. Gia đình khá giả, định cư tại Ba Lan.
Đỗ Minh Sơn, vợ là Lại Thị Kim Thoa, sinh được 1 trai, 1 gái. Thông minh, tháo vát. Gia đình khá giả, định cư tại Hà Nội.
Đỗ Văn Chiến, vợ là Đỗ Thị Dệt, sinh được 1 trai, 2 gái. Học hết cấp II, ở nhà làm nông nghiệp. Gia đình khá giả.
Đỗ Văn Tân, vợ là Nguyễn Thị Kết, sinh được 1 gái, 1 trai. Cần cù, giản dị, thật thà. Học hết cấp II ở nhà làm nông nghiệp.
Đỗ Văn Lịch, vợ là Ngô thị Hùng, sinh được 4 con trai. Quân nhân chuyên nghiệp cơ giới đã nghỉ hưu. Gia đình khá giả. Nuôi con ăn học tốt.
Đỗ Văn Vạn, vợ là Đỗ Thị Vụ, sinh được 2 trai, 2 gái. Gia đình khá giả, định cư tại Hiền Ninh, Sóc Sơn.
Đỗ Văn Thành, vợ là Nguyễn Thị Quyến, sinh được 2 trai. Gia đình khá giả, định cư tại Hiền Ninh, Sóc Sơn.
Đỗ Văn Liên, vợ là Nguyễn Thị Hải, sinh được 3 trai, 2 gái. Định cư tại Hiền Ninh, Sóc Sơn.
Đỗ Văn Hanh, vợ là Nguyễn Thị Huyền, sinh được 1 trai, 1 gái. Định cư tại Hiền Ninh, Sóc Sơn.
Đỗ Minh Hiếu, vợ là Đinh Thị Mỵ, sinh được 1 trai, 1 gái. Học hết phổ thông, lên đường nhập ngũ, chống chiến tranh biên giới, quân hàm Thượng sĩ, cấp bậc trung độ trưởng. Phục viên ở nhà làm nông nghiệp, tích cực tham gia công việc của Họ.
Đỗ Minh Thảo, vợ là Trương Thị Trâm, sinh được 2 trai, 1 gái. Phổ thông cấp II, nhập ngũ binh chủng Phòng không - Không quân, trắc thủ rađa, đơn vị tên lửa bảo vệ Thủ đô. Xuất ngũ, xây dựng gia đình ở Thanh Trì, Hà Nội. Hiện nay làm việc ở nhà máy Bóng đèn huỳnh quang Hà Nội.
Đỗ Văn Huy, vợ là Nguyễn Thị Đích, sinh được 1 con gái. Học xong phổ thông, lên đường nhập ngũ, học trường hạ sĩ quan. Xuất ngủ, về nhà làm nông nghiệp với nghề phụ là xây dựng.


CHI LỢI
(5-8)

Thế hệ 5
Thế hệ 6
Thế hệ 7
Thế hệ 8

Đỗ Phúc Chính
Đỗ Phúc Kinh
Đỗ Phúc Sỹ
Đỗ Phúc Uy
Đỗ Phúc Mã

Đỗ Phúc Kỳ
Đỗ Phúc Khê

Đỗ Phúc Lệ

  
CHI LỢI
(8-11)

Thế hệ 8
Thế hệ 9
Thế hệ 10
Thế hệ 11


Đỗ Phúc Uy


Đỗ Phúc Quý
Đỗ Thị Tước
Đỗ Thị Ước
?

Đỗ Văn Giao
Hoàng Thị Cỏn
Đỗ Văn Ngọc
Đỗ Thị Thực
Đỗ Thị Thà
Đỗ Văn Phúc
Đỗ Thị Đức

Thế hệ thứ 7:
Đỗ Phúc Sỹ, sinh được 1 con trai, an phận phú ông.
Đỗ Phúc Mã, Đỗ Phúc Khê, Đỗ Phúc Lệ không có con.
Thế hệ thứ 8:
Đỗ Phúc Uy, sinh được 1 con trai, gia đình cụ khá giả, an phận thủ thường.
Thế hệ thứ 9:
Đỗ Phúc Quý, bà là Đỗ Thị Tược, sinh được 1 gái, 1 trai. Ông Quý sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, kín cổng cao tường, giao lưu ít, được các cụ chỉ bảo nhiều. Ông làm Thủ quỹ thời phong kiến. Ông thuộc cành út của Họ, được cưng chiều nhiều hơn cả. Đức tính cần cù, an phận thủ thường theo suốt cuộc đời của ông. Ông mất ngày... thọ 75 tuổi.
Thế hệ thứ 10:
Đỗ Văn Giao, vợ là Hoàng Thị Cỏn, sinh được 2 trai, 3 gái. Tốt nghiệp trường Sư phạm, anh Giao về công tác ở miền núi, đem ánh sáng văn hóa về cho con em các dân tộc. Hai mươi năm làm công việc “trồng người”, anh Giao đã góp phần đào tạo lớp lớp trí thức trẻ người miền sâu, miền xa, xứng đáng vai trò người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cuốn gia phả họ Đỗ Phúc Lương này đã dựa vào các tài liệu sau đây để xây dựng:

1. Gia phả họ Đỗ do ông Đỗ Phúc Quý lưu trữ.
2. Gia phả của gia đình Mai Lĩnh.
3. Gia phả của gia đình ông Đỗ Năng Thoại.
4. Gia phả của gia đình ông Đỗ Ngọc Ngại.
5. Chỉ đạo của Ban Sưu tầm tư liệu.



LỜI BẠT

Cuốn gia phả này được soạn thảo với tinh thần trách nhiệm cao trước dòng Họ, nhưng do tư liệu quá ít, mất mát nhiều do chiến tranh, hơn nữa mọi người ở rất phân tán, điều kiện thông tin liên lạc còn hạn chế không thể tránh khỏi có chỗ sai, chỗ thiếu. Kính mong độc giả chỉ cho những chỗ thiếu sót và cung cấp những tư liệu để có thể sửa chữa cho lần in sau.
       Chịu trách nhiệm bản thảo       : Đỗ Ngọc Ngại
       Làm chế bản                            : Đỗ Như Lân

       In 50 cuốn tại nhà in của ông  : Đỗ Quang Hoan