Đó là vụ Việt Nam quang phục Hội (VNQPH), do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo năm 1912 đã tập hợp một số chí sĩ cách mạng trong phong trào Đông Du, nhằm chuẩn bị lực lượng đánh đổ thực dân Pháp. Muốn khích lệ tinh thần dân tộc, hội chủ trương trước mắt cần gây những “tiếng vang kinh thiên động địa” để “gọi tỉnh hồn nước”. Cuối năm 1912, hội đã phái ba nhóm chiến sĩ đem vũ khí từ Trung Quốc về nước và tản ra khắp ba kỳ, mục đích tìm và tiêu diệt những tên Việt gian đầu sỏ. Trong ba nhóm, chỉ có nhóm về Bắc Kỳ là thực hiện thành công việc giết tuần phủ Thái Bình và hai sĩ quan Pháp ở nội thành Hà Nội.
Hai vụ gây chấn động dư luận đương thời đều do hai chiến sĩ người Hà Nội thực hiện là Phạm Văn Tráng quê ở Bát Tràng, Nguyễn Khắc Cần quê ở Yên Viên (Gia Lâm). Ngoài ra, còn có hai anh em ruột là Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân (quê thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh). Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân sinh ra trong một gia đình có 4 anh em trai. Anh cả Phạm Hoàng Trù, đậu cử nhân ra làm huấn đạo, ba em đều học giỏi trong đó có Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân vì chưa đỗ nên vẫn đi dạy học, dân trong vùng thường gọi là ông Đồ Ba, ông Đồ Tư. Thời kỳ đó phong trào Đông Du và VNQPH đang lên mạnh, lôi cuốn nhiều nhà Nho tham gia và ra nước ngoài hoạt động, trong đó có Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân. Phạm Hoàng Luân, vốn tính cương nghị và có tài tổ chức nên được giao nhiệm vụ phụ trách khu vực hai huyện Đông Anh và Tiên Du (bấy giờ đều thuộc tỉnh Bắc Ninh). Sau vụ ném tạc đạn ở Thái Bình giết tuần phủ Nguyễn Duy Hàn (12/04/1913) và giết hai trung tá Pháp (26-4-1913), thực dân Pháp vô cùng hoảng hốt, tiến hành một cuộc khủng bố trắng, bắt bớ hàng nghìn người. Do sự phản bội của Đặng Kinh Luân và Đặng Vũ Hoàn, cùng tham gia tổ chức, thực dân Pháp đã nắm được danh sách chủ chốt của VNQPH. Ngày 07/05/1913 Phạm Văn Tráng và Nguyễn Khắc Cần bị bắt tại Lạng Sơn, khi sắp sửa vượt qua biên giới. Phạm Hoàng Luân biết tin về hành động của hai tên phản bội bèn tính gấp việc trừng trị hai tên này. Đặng Kinh Luân và Đặng Vũ Hoàn được triệu tới nhà ông Cả Châu ở thôn Phù Khê, cách Lỗ Khê khoảng 3 km, thường được dùng làm địa điểm hội họp bí mật. Ngày 24/05/1913, Đặng Kinh Luân đến trước, bị dụ ra cánh đồng gần làng và bị xử bằng dao. Ba ngày sau, đến lượt Đặng Vũ Hoàn tới chỗ hội họp và cũng phải đền tội. Sau vụ này, hai ông bị chúng bắt đưa về giam ở Bắc Ninh. Chúng đã dùng những cực hình tra tấn như lấy kim đóng vào đầu ngón tay ngón chân, lấy mâm đồng nung đỏ bắt ngồi lên trên. Nhưng hai ông nhất định không khai nửa lời về việc giết hai tên này. Bọn chúng tàn nhẫn bắt cả cụ bà thân sinh hai ông và người anh cả là ông Huấn Trù, hy vọng dùng tình cảm gia đình lung lạc chí khí cách mạng của hai ông.
Ngày 29/08/1913, hai ông Triết, ông Luân ra xử trước hội đồng đề hình trong một danh sách bị cáo gồm 97 người và bị tuyên tử hình . Ngày 24/09/1913 (tức ngày 24 tháng 8 năm Quý Sửu) bản án được thi hành. Chúng cho dựng máy chém ở cửa nhà tù Hỏa Lò để hành quyết 7 yếu nhân của VNQPH. Báo Tương lai xứ Bắc Kỳ miêu tả: “Các chiến sĩ rất bình thản và vui vẻ đón nhận cái chết” và “chỉ trong 4 phút rưỡi, 7 tử tù đã bị hành quyết trong sự im lặng của đám đông chứng kiến. Rất nhanh chóng, người ta chuyển xác của các tử tù lên hai chiếc xe đưa về bệnh viện Bạch Mai. Đến 6 giờ 30 phút, các quan tài được đưa đi chôn và mọi việc kết thúc”.
Phạm Hoàng Triết hy sinh năm 36 tuổi và Phạm Hoàng Luân hy sinh năm 34 tuổi. Nhân dân Lỗ Khê vô cùng thương tiếc và cảm phục sự hy sinh vì nghĩa lớn của hai nhà chí sĩ. Để tránh sự theo dõi và trả thù của chính quyền thực dân, nhiều câu đối viếng không được viết ra nhưng được dân truyền từ người này qua người khác:
Anh em ruột thịt một hùng tâm, con Lạc cháu Hồng nêu nghĩa cả, khí tiết sáng ngời hai chí sĩ, non Thường dòng Lỗ ngát hồng thơm.
(Non Thường tức núi Nguyệt Thường, ở huyện Tiên Du, thường để chỉ vùng Bắc Ninh; dòng Lỗ chỉ đất Hà Lỗ nói chung và Lỗ Khê nói riêng).
Chú ý : Bia phía phải, trên cùng là biểu tượng búa liềm !!!! |
Chí sĩ Từ đường |
Ông Phạm Hoàng Lựu giới thiệu nhà Từ đường
Tháng 9-1945, khi nước ta vừa giành được độc lập, nhân ngày giỗ của hai vị, Lỗ Khê đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân. Cũng từ đó, dòng họ Phạm Hoàng có ước nguyện tìm hiểu sâu sắc hơn về cái chết của hai người. Nhưng rồi hơn 30 năm chiến tranh, ước nguyện chính đáng đó chưa có cơ thực hiện. Mãi đến năm 1982, ông Phạm Hoàng Lựu, cán bộ về hưu đã dành thời gian tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của hai ông chú của mình. Ông tìm đọc “Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét