Bài của Tô Minh Nguyệt trên TT (09/09/08) - Đi Mỹ vào mùa hè năm nay tôi hoàn toàn tự do và chủ động. Thích đâu thì đi. Đi để chiêm nghiệm, tìm tòi. Đi để suy ngẫm…Hành trang của tôi là tuổi 60 chất đầy quá khứ miên man, hào hùng của một tuổi trẻ chiến tranh, của miền Bắc nhọc nhằn, của một Hà Nội chiến thắng B52 mùa giáng sinh bom đạn, thành phố hòa bình. Trong balô tôi có hình chú em trai, lính của tiểu đoàn Thăng Long, nay nằm lại chân núi Ngự Bình, Huế.
Balô tôi cũng có hình diễn viên Jane Fonda sang Hà Nội năm 1972 với dòng bút tích “Hẹn gặp lại trong hòa bình’’. Jane Fonda đã xuống hầm phố Hàng Chuối cùng tôi khi bom rơi. Câu nói của Jane tôi vẫn còn nhớ: “Bom đang rơi ở VN nhưng bi kịch lại xảy ra ở Mỹ”. Người con trai của Jane tên Trỗi (Jane lấy tên liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đặt cho con). Hòa bình đã sang tuổi 33. Thế giới và con người đã đổi thay. Ở Mỹ, đi trên đất Mỹ mà trong tôi luôn vang vọng những bài hát tuổi trẻ, đầy vơi kỷ niệm một thời.
Đau thương mà oai hùng
Tôi đã vào trường đại học kỹ thuật nổi tiếng nhất của Mỹ - MIT, tưởng như có người em trai đã khuất cùng đi. MIT ngoảnh mặt ra một dòng sông thấp thoáng những cánh buồm trắng. MIT là một trong những đại học nổi tiếng của Boston, thành phố sinh viên. Ở đây tôi bỗng sững sờ khi nhìn thấy những dòng chữ lớn ghi tên tuổi những “sinh viên tử trận ở VN” trên chỗ trang trọng nhất, ngay lối vào trường. Vậy là không phải chỉ có bức tường đá ở thủ đô Washington ghi tên 58.000 lính Mỹ tử trận ở VN. Một cô SV VN du học đi thăm về đã xúc động viết bài luận: “Nếu ở nước tôi, bức tường như thế này phải dài mấy cây số”. Bài viết được đọc dưới cờ và cả thầy cô, cả bè bạn Mỹ đã khóc.
Không phải chỉ ở bờ Đông nước Mỹ, sang bờ Tây, ở Seattle, thủ phủ của máy bay và máy tính, tôi thật ngạc nhiên và xúc động khi thăm Bảo tàng Undersea. Ở đây có cả một khu trưng bày về VN và Hải Phòng. Mô hình đất nước VN mỏng manh hình chữ S dày đặc bom đạn và thủy lôi với những lời chú thích của người Mỹ: “330.000 thủy lôi đã thả xuống các luồng lạch VN...”. Tôi chảy nước mắt, tần ngần mãi bên trái thủy lôi sống, bên hình chữ S mảnh mai.
Ở thành phố biển San Diego bang Cali, vào thăm Bảo tàng Midway tôi thật sự nghẹn ngào trước sự hoành tráng, tối tân, giàu có của quân đội Mỹ. Midway là tên của tàu sân bay to như sân vận động này từng là căn cứ nổi để hàng trăm máy bay cất cánh giội bom miền Bắc VN, nay là bảo tàng để khách thập phương đến thăm. Vé vào cửa 13 USD. Bảo tàng trưng bày mọi kỹ thuật tối tân, tổ chức sống hiện đại: cung ứng 2.500 suất bittêt cùng lúc. Quần áo có người giặt ủi, nước trái cây, sôcôla... và cả bùa hộ mạng cho lính Mỹ ra trận. Tầng trên cùng la liệt máy bay. Dấu ấn VN hiển hiện trên những “thần sấm”, “con ma” cài đầy bom, cài luôn dòng chữ “loại máy bay này đã ném bom ở Bắc VN 1966, 1967...”. Cả những máy bay vận tải hiện đại. Chỗ này chỗ kia toàn dính tới VN. Bảo tàng còn ghi họ tên những phi công mất tích khi đọ sức với MIG-21 VN. Trong rất nhiều thư viện, trong nhiều trường đại học của Mỹ, sách viết về VN rất nhiều. Hình như dấu ấn VN đã gắn liền với lịch sử nước Mỹ…
Tự hào VN
Tôi cũng tới quận Cam. Ăn chè bà ba, mua bánh mì Cali, vào Phúc Lộc Thọ ăn món ăn thuần Việt, ở Sài Gòn “be bé”, nghe chửi nghe than. Nghe nhiều lời thì thầm: “Lo mà làm ăn. Họ đã bắt tay nhau rồi”. Trước mặt làm ra vẻ căng nhưng đằng sau vẫn hỏi chuyện làm ăn quê nhà, vẫn mua vé trên mạng để về Nha Trang xem hoa hậu hoàn vũ... Và ngay ở Mỹ, hàng VN vào các chợ VN, hàng VN vào các siêu thị Mỹ hầu như từ Sài Gòn “be bé” mà đi. Từ đáy lòng, người VN vẫn mong cho người VN no ấm, đất nước phát đạt, bình yên.
Ở Mỹ, khi đến thăm Bảo tàng vũ trụ tại Washington DC, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc cùng những lá cờ của 13 nước khác đã có người bay vào vũ trụ treo trang trọng ngay lối đi lớn của bảo tàng. Tôi cứ đứng ở đấy thật lâu, chụp rất nhiều hình, tưởng như mình cùng anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.
Balô tôi cũng có hình diễn viên Jane Fonda sang Hà Nội năm 1972 với dòng bút tích “Hẹn gặp lại trong hòa bình’’. Jane Fonda đã xuống hầm phố Hàng Chuối cùng tôi khi bom rơi. Câu nói của Jane tôi vẫn còn nhớ: “Bom đang rơi ở VN nhưng bi kịch lại xảy ra ở Mỹ”. Người con trai của Jane tên Trỗi (Jane lấy tên liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đặt cho con). Hòa bình đã sang tuổi 33. Thế giới và con người đã đổi thay. Ở Mỹ, đi trên đất Mỹ mà trong tôi luôn vang vọng những bài hát tuổi trẻ, đầy vơi kỷ niệm một thời.
Đau thương mà oai hùng
Tôi đã vào trường đại học kỹ thuật nổi tiếng nhất của Mỹ - MIT, tưởng như có người em trai đã khuất cùng đi. MIT ngoảnh mặt ra một dòng sông thấp thoáng những cánh buồm trắng. MIT là một trong những đại học nổi tiếng của Boston, thành phố sinh viên. Ở đây tôi bỗng sững sờ khi nhìn thấy những dòng chữ lớn ghi tên tuổi những “sinh viên tử trận ở VN” trên chỗ trang trọng nhất, ngay lối vào trường. Vậy là không phải chỉ có bức tường đá ở thủ đô Washington ghi tên 58.000 lính Mỹ tử trận ở VN. Một cô SV VN du học đi thăm về đã xúc động viết bài luận: “Nếu ở nước tôi, bức tường như thế này phải dài mấy cây số”. Bài viết được đọc dưới cờ và cả thầy cô, cả bè bạn Mỹ đã khóc.
Không phải chỉ ở bờ Đông nước Mỹ, sang bờ Tây, ở Seattle, thủ phủ của máy bay và máy tính, tôi thật ngạc nhiên và xúc động khi thăm Bảo tàng Undersea. Ở đây có cả một khu trưng bày về VN và Hải Phòng. Mô hình đất nước VN mỏng manh hình chữ S dày đặc bom đạn và thủy lôi với những lời chú thích của người Mỹ: “330.000 thủy lôi đã thả xuống các luồng lạch VN...”. Tôi chảy nước mắt, tần ngần mãi bên trái thủy lôi sống, bên hình chữ S mảnh mai.
Ở thành phố biển San Diego bang Cali, vào thăm Bảo tàng Midway tôi thật sự nghẹn ngào trước sự hoành tráng, tối tân, giàu có của quân đội Mỹ. Midway là tên của tàu sân bay to như sân vận động này từng là căn cứ nổi để hàng trăm máy bay cất cánh giội bom miền Bắc VN, nay là bảo tàng để khách thập phương đến thăm. Vé vào cửa 13 USD. Bảo tàng trưng bày mọi kỹ thuật tối tân, tổ chức sống hiện đại: cung ứng 2.500 suất bittêt cùng lúc. Quần áo có người giặt ủi, nước trái cây, sôcôla... và cả bùa hộ mạng cho lính Mỹ ra trận. Tầng trên cùng la liệt máy bay. Dấu ấn VN hiển hiện trên những “thần sấm”, “con ma” cài đầy bom, cài luôn dòng chữ “loại máy bay này đã ném bom ở Bắc VN 1966, 1967...”. Cả những máy bay vận tải hiện đại. Chỗ này chỗ kia toàn dính tới VN. Bảo tàng còn ghi họ tên những phi công mất tích khi đọ sức với MIG-21 VN. Trong rất nhiều thư viện, trong nhiều trường đại học của Mỹ, sách viết về VN rất nhiều. Hình như dấu ấn VN đã gắn liền với lịch sử nước Mỹ…
Tự hào VN
Ông anh trưởng họ ở hải ngoại của tôi là đại tá chế độ cũ. Anh bồi hồi cho xem.Những lính Mỹ từng tham chiến ở VN, những người bạn Mỹ mà tôi gặp ở nước Mỹ hôm nay cũng tròm trèm 60-70. Họ đã trở lại VN nhiều lần. Họ thành thật vui mừng thấy VN đổi mới. Frank là thủy quân lục chiến đóng ở Cần Thơ. Trở về Mỹ anh chọn nghề bè cứu sinh để sinh sống. Trong nhà Frank đầy tranh ảnh: thiếu nữ mặc áo dài, chợ Bến Thành, sông Hương, chùa Một Cột… Anh cùng vợ sang VN năm lần. Vợ anh kể: “Frank rất mê món ăn VN. Phở bò, bún chả và cả thịt chó nữa”. Anh có ba cuốn album lớn ghi hình người VN và cảnh những nơi anh qua... Năm 1997, Frank sang VN để giúp những người yêu biển ở TP.HCM và Đà Nẵng nâng cao nghề cứu sinh. Anh thổ lộ rằng tuổi 20 anh để lại VN, để lại cả mối tình với một cô gái Việt ở Cần Thơ. Anh đi tìm mà vẫn bặt tin.
cuốn nhật ký lần đầu khi anh về thăm quê hương. Anh không về miền Nam ngay mà về
Hà Nội trước. Anh đã về thăm lại Trường Chu Văn An xưa cũ, phố Hàng Gai cổ, nhà
thờ Mai Lĩnh, nơi ông nội anh cũng từ đây, theo phong trào Đông Kinh nghĩa
thục, bị tù đày và nằm lại dải đất miền Nam đất nước. Lịch sử nhiều gia đình ở
VN như tiểu thuyết, gia đình tôi chỉ là thí dụ
Tôi cũng tới quận Cam. Ăn chè bà ba, mua bánh mì Cali, vào Phúc Lộc Thọ ăn món ăn thuần Việt, ở Sài Gòn “be bé”, nghe chửi nghe than. Nghe nhiều lời thì thầm: “Lo mà làm ăn. Họ đã bắt tay nhau rồi”. Trước mặt làm ra vẻ căng nhưng đằng sau vẫn hỏi chuyện làm ăn quê nhà, vẫn mua vé trên mạng để về Nha Trang xem hoa hậu hoàn vũ... Và ngay ở Mỹ, hàng VN vào các chợ VN, hàng VN vào các siêu thị Mỹ hầu như từ Sài Gòn “be bé” mà đi. Từ đáy lòng, người VN vẫn mong cho người VN no ấm, đất nước phát đạt, bình yên.
Ở Mỹ, khi đến thăm Bảo tàng vũ trụ tại Washington DC, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc cùng những lá cờ của 13 nước khác đã có người bay vào vũ trụ treo trang trọng ngay lối đi lớn của bảo tàng. Tôi cứ đứng ở đấy thật lâu, chụp rất nhiều hình, tưởng như mình cùng anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét